tailieunhanh - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5051:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5051:1990 áp dụng cho hợp kim cứng có hàm lượng chất kết dính sắt từ không nhỏ hơn 3% (theo khối lượng) và quy định phương pháp xác định lực kháng từ theo độ nạp từ. nội dung chi tiết. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5051-90 HỢP KIM CỨNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC KHÁNG TỪ Hardmetals - Method of determination of coersitive forces Tiêu chuẩn này áp dụng cho hợp kim cứng có hàm lượng chất kết dính sắt từ không nhỏ hơn 3% (theo khối lượng) và quy định phương pháp xác định lực kháng từ theo độ nạp từ. Tiêu chuẩn này phù hợp ST 1254-78 1. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP Phương pháp dựa trên cơ sở nạp từ mẫu thử trong từ trường không đổi tới trạng thái bão hòa kỹ thuật và xác định lực kháng từ theo độ nạp từ HcM, đó chính là cường độ từ trường theo hướng ngược lại cần thiết để khử hoàn toàn mẫu thử như trong hình dưới đây. H - cường độ từ trường, kA/m (E); M - độ nạp từ của mẫu thử, kA/m (E); Ms - độ nạp từ khi bão hòa kỹ thuật, kA/m (E); HcM - lực kháng từ theo độ nạp từ, kA/m (E). 2. THIẾT BỊ . Để xác định lực kháng từ cần sử dụng thiết bị cho phép nạp từ mẫu thử bằng dòng một chiều tới trạng thái bão hòa kỹ thuật trong từ trường không đổi và đảm bảo khử từ hoàn toàn. . Sai số đo của thiết bị không được lớn hơn 1%. . Để đạt được trạng thái bão hòa kỹ thuật, giá trị cường độ từ trường phải từ 200 đến 400 kA/m (từ 2500 đến 5000 E) tùy theo dạng thiết bị sử dụng. 3. TIẾN HÀNH THỬ . Đặt mẫu thử chưa nạp từ vào từ trường sao cho phần kích thước lớn nằm theo chiều từ trường và nạp từ tới trạng thái bão hòa kỹ thuật. . Khử từ mẫu thử trong từ trường không đổi có chiều ngược lại. Thời gian khử từ phải đủ để đảm bảo phép đo có độ chính xác như trong điều . . Xác định HcM, tương ứng giá trị M = 0 và làm tròn kết quả thu được tới 0,1 (1E). 4. BIÊN BẢN THỬ Trong biên bản thử cần ghi rõ; 1) ký hiệu quy ước cần ghi rõ; 2) giá trị lực kháng từ, HcM 3) ký hiệu TCVN này; 4) ngày tháng năm thử