tailieunhanh - Báo cáo " Tài phán hành chính theo quan niệm của một số nước trên thế giới"
Tài phán hành chính theo quan niệm của một số nước trên thế giới Đối với quy định tại Điều 8: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. | NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Nước NGOÀI TÀIPHÁNHÀNHCHÍNHTHEOQUANNIỆMCỦAMỘTSỐNUỚCTRÊNTHẾGIỚI Tài phán hành chính được xem là một nội dung của hoạt động tài phán nói chung bên cạnh tài phán tư pháp. Thuật ngữ tài phán có gốc tiếng Latinh là jurisdictio thuật ngữ này trong tiếng Anh là jurisdiction . Tài phán theo nghĩa chung nhất có nghĩa là phán quyền tức là quyền xem xét tính đúng sai của một sự việc nào đó thuộc thẩm quyền của một chủ thể xác định. Xét dưới góc độ chủ thể thực hiện quyền này tài phán theo cách hiểu phổ biến có thể là quyền lực của chính phủ bên cạnh sử dụng quyền điều hành hành chính trong việc phán xét tính đúng sai tính hợp lý của các hoạt động hành chính diễn ra trên phạm vi lãnh thổ nhất định cũng có thể là quyền đặc thù của cơ quan tư pháp toà án trong việc xem xét đánh giá và ra các phán quyết được thể hiện trong các bản án hay quyết định của toà đối với vụ việc cụ thể và với các đối tượng xác định. 1 Với cách hiểu như trên khái nịêm tài phán không chỉ là hoạt động xét xử của toà án mà còn bao hàm cả hoạt động giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính. Khái niệm tài phán rộng hơn khái niệm xét xử. Tuy nhiên không nên cho rằng tài phán tư pháp có nghĩa là thẩm quyền phán xét một vụ việc của tòa án tư pháp còn tài phán hành chính chỉ là thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính. ThS. PHẠM HỒNG QUANG Thuật ngữ tài phán hành chính được dùng trong tiếng Nhật là Gyoseikoi no shiho shinsa và theo Từ điển pháp lý Nhật - Anh có nghĩa là quyền pháp luật trao cho tòa án được tuyên bố về một hành vi hay quyết định hành chính nào đó có hiệu lực hay không có bảo đảm tính hợp hiến hay không. 2 Tòa án này có thể là toà án tư pháp cũng có thể là toà án hành chính độc lập. Như vậy tài phán hành chính hiểu theo nghĩa là quyền phán xét tính đúng sai của một quyết định hành chính hay hành vi hành chính nào đó không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính mà còn thuộc thẩm quyền của tòa án. Quan niệm về tài phán hành chính trên thế .
đang nạp các trang xem trước