tailieunhanh - Về vị trí của gia đình trong nền kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy khu vực kinh tế gia đình xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp đã có một bước phát triển rõ rệt. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết "Về vị trí của gia đình trong nền kinh tế hợp tác xã nông nghiệp". | Xã hội học số 2 - 1986 VỀ VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH TRONG NỀN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRỊNH DUY HOÁ Trong những năm gần đây người ta nhận thấy khu vực kinh tế gia đình xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp đã có một bước phát triển rõ rệt. Hiện tượng đó rõ ràng có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng cơ chế khoán mới. Số liệu thực nghiệm của Phòng Xã hội học nông thôn thuộc Viện Xã hội học có một giá trị to lớn cho việc phân tích vấn đề trên từ góc độ kinh tế - chính trị và được chúng tôi sử dụng cho việc kiểm nghiệm giả thuyết này. Ngay từ trước khi có khoán sản phẩm kinh tế gia đình xã viên đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế hợp tác xã nông nghiệp nó là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đó. Trong khi kinh tế tập thể là khu vực sản xuất lương thực chủ yếu thì đại bộ phận chăn nuôi trồng trọt các thực phẩm khác được tiến hành trong khu vực kinh tế gia đình theo thống kê chiếm 90 . Với nhiều dạng loại hoạt động kinh tế khác nhau kinh tế gia đình đem lại một thu nhập chiếm từ 40-60 tổng thu nhập của các gia đình nông dân. Trong đó nó cung cấp khoảng 30-50 quỹ lương thực và là nguồn thu nhập bằng tiền chủ yếu của gia đình họ. Khoán sản phẩm không làm giảm vị trí của kinh tế gia đình trong những khu vực sản xuất truyền thống của nó. Hơn thế nữa thông qua cơ chế khoán mới kinh tế gia đình còn phát triển mạnh vào khu vực sản xuất lương thực trồng lúa mà trước đó do kinh tế tập thể điều hành. Theo cơ chế khoán mới người lao động xã viên thực tế là gia đình họ đảm nhiệm 3 trong 8 khâu canh tác gồm cấy chăm sóc và thu hoạch 5 khâu còn lại - làm đất giống mạ tưới tiêu phân bón và trừ sâu - do tập thể phụ trách. Tuy nhiên trong thực tế gia đình không chỉ giới hạn ở 3 khâu được khoán mà còn mở rộng hoạt động sản xuất của nó đến cả 5 khâu còn lại. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Viện Xã hội học tại nhiều hợp tác xã đồng bằng Bức Bộ cho thấy chẳng hạn ở xã Đông Cơ Thái Bình trong số 300 gia đình xã viên được phỏng vấn chỉ có 4 7 số gia đình không đầu tư .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN