tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Ghi chú Bài giảng 23: Những bài học từ Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Bài giảng "Kinh tế học vĩ mô - Ghi chú Bài giảng 23: Những bài học từ Khủng hoảng tài chính toàn cầu" giới thiệu tới người đọc nguyên nhân tức thời của khủng hoảng, những nguyên nhân cơ cấu của khủng hoảng, bất bình đẳng, nới lỏng quy định tài chính. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2011-2013 Những bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu Kinh tế học vĩ mô Ghi chú Bài giảng 23 Macroeconomics Ghi chú Bài giảng 23 Những bài học từ Khủng hoảng tài chính toàn cầu Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 là khủng hoảng lịch sử là đợt suy thoái kinh tế kéo dài nhất và nghiêm trọng nhất kể từ Đại Khủng hoảng thập niên 1930 do đó nhiều nhà bình luận còn gọi là Đại suy thoái . Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào 15 09 2008 là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ngày hôm sau vụ giải cứu lớn nhất một công ty tư nhân được thông qua khi chính phủ Mỹ ôm đến 80 cổ phần trong công ty bảo hiểm khổng lồ toàn cầu AIG. Cuộc khủng hoảng nêu lên một số vấn đề cơ bản trong kinh tế vĩ mô bao gồm vai trò của tình trạng bất cân đối kinh tế toàn cầu bản chất của thị trường tài chính vai trò chính sách tiền tệ trong việc tránh bong bóng tài sản tác động của việc nới lỏng qui định tài chính và vấn đề của những thể chế tài chính quá lớn không thể đổ . Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài giảng hôm nay. Thứ nhất ta sẽ bàn nguyên nhân tức thời gây ra khủng hoảng. Sau đó tập trung vào ba yếu tố cơ cấu i bất cân đối kinh tế vĩ mô toàn cầu ii bất bình đẳng kinh tế ở Mỹ và iii nới lỏng qui định tài chính. Chúng ta sẽ kết luận bằng việc điểm lại những bài học chính từ cuộc khủng hoảng này. Nguyên nhân tức thời của khủng hoảng Trục trặc phát sinh trong thị trường nhà ở Mỹ. Giá nhà thực bắt đầu tăng mạnh vào cuối thập niên 1990 một phần tiếp sức từ lãi suất thấp. Nhiều nhà quan sát chỉ trích Cơ quan dự trữ liên bang giữ lãi suất quá thấp trong thời gian quá dài sau suy thoái 2001. Điều này chắc chắn góp phần vào bong bóng giá nhà. Nhưng giá nhà đã tăng mạnh trước khi FED cắt lãi suất năm 2001. Quan trọng hơn mức lãi suất là sự dôi dào tín dụng. Theo truyền thống các ngân hàng giới hạn vốn vay mua nhà theo hệ số nhân khá nhỏ của thu nhập sau thuế ví dụ nếu người mua nhà có thu nhập 50000 một năm thì ngân
đang nạp các trang xem trước