tailieunhanh - Bài thuyết trình - Chuyên đề: Sao chép của virut động và virut thực vật

Virut là gì, hình thái và cấu tạo của virut, cơ chế sao chép của virut động và virut thực vật, con đường lây nhiễm của virut, ảnh hưởng của virut lên tế bào là những nội dung chính trong bài thuyết trình với chuyên đề "Sao chép của virut động và virut thực vật".  để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU Khoa Nông nghiệp Chuyên đề: Sao chép của virut động và virut thực vật GVHD: ThS. Mai Thị Ngọc Hương Nhóm Thuyết trình: NHÓM 3 Nguyễn Khởi Minh Phan Tấn Tài Nội dung Virut là gì ? Hình thái và cấu tạo của virut . Cơ chế sao chép của virut động và virut thực vật. Con đường lây nhiễm của virut . Ảnh hưởng của virut lên tế bào. 1. Virut là gì ? Virus là các tác nhân rất nhỏ có thể gây bệnh ở mọi cơ thể sống. Do cấu tạo rất đơn giản nên muốn nhân lên chúng bắt buộc phải ký sinh trong tế bào và nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào. 2. Hình thái và cấu tạo của virut . Virus có kích thước rất nhỏ từ 10nm đến 300nm trong khi kích thước của vi khuẩn khoảng 1000nm và kích thước của hồng cầu là 7500nm. Vì vậy virus chỉ có thể quan sát được trên kính hiển vi điện tử. Virut có 4 nhóm hình dạng chính Hình cầu (Khối đa điện): Virut cúm,Virut bại liệt, Virut viêm gan Hình que: Virut TMV ; Virut đốm khoai tây Hình khối: Virut đậu mùa. Dạng nòng nọc (Thực khuẩn thể) 3. Cơ chế sao chép của virut động và virut thực vật. Quá trình nhân lên của Virut diễn ra theo 5 giai đoạn như sau: Giai đoạn hấp phụ Gắn thụ thể đặc hiệu của mình lên thụ thể nằm trên màng sinh chất của tế bào. Vì có tính đặc hiệu cao nên chỉ có virus nhất định mới gắn lên được các tế bào nhất định. Giai đoạn xâm nhập Virus có vỏ ngoài: Vỏ ngoài của virus dung hợp với màng sinh chất rồi đẩy nucleocapsid vào trong mà không tạo không bào. Vỏ ngoài virus hoà với màng sinh chất mà không chui vào tế bào chất . - Màng tế bào lõm vào bao lấy virus cùng vỏ ngoài, tạo không bào. Sau đó màng không bào (có nguồn gốc từ màng tế bào) dung hợp với vỏ ngoài của virus rồi đẩy nucleocapsid vào tế bào chất. - Virus không có vỏ ngoài : Màng tế bào lõm vào bao lấy virus tạo không bào tạm thời. Tiếp đó không bào dung hợp cùng với mạng lưới nội chất để giải phóng nucleocapsid. Giai đoạn tổng hợp - mRNA của virus được phiên mã trên ribosome của tế bào Phần lớn quá trình sao chép được thực hiện nhờ polymerase (replicase) do virus mã hoá. Đối với một số virus DNA thì quá trình tổng hợp được thực hiện nhờ enzyme của tế bào. Giai đoạn lắp ráp Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh. Giai đoạn giải phóng Virus có thể làm tan tế bào để chui ồ ạt ra ngoài hoặc đối với virus có vỏ ngoài thì chui ra từ từ theo lối nảy chồi. 4. Con đường lây nhiễm của virut . Virus vào cơ thể theo 4 con đường chính: - Hít thở: Qua đường hô hấp - Ăn uống: Qua đường tiêu hoá (dạ dày- ruột) - Xâm nhập qua da, vết xước niêm mạc (qua quan hệ tình dục), truyền máu, tiêm chích, phẫu thuật cấy ghép hay do côn trùng hoặc động vật cắn. - Bẩm sinh: Do mẹ truyền qua nhau thai sang con M¸u T×nh dôc MÑ truyÒn sang con 5. Ảnh hưởng của virut lên tế bào. • Gây chết tế bào. • Chuyển dạng. Tế bào bị nhiễm virus nhưng không chết mà chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái đặc biệt, thành các tế bào u hoặc ung thư. Người bị bệnh AIDS • Nhiễm tiềm tàng. Virus tồn tại bên trong tế bào ở trạng thái hoạt động tiềm ẩn nhưng không ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng của tế bào. • Gây ngưng kết hồng cầu. Một số virus trên bề mặt vỏ ngoài có chứa protein gây ngưng kết hồng cầu (Haemaglutinin) gắn trên bề mặt các tế bào nhiễm. Tài liệu tham khảo - Bài giảng vi sinh đại cương –ThS. Nguyễn Thị Kiều và ThS. Mai Thị Ngọc Hương. - Các khái niệm cơ bản về virut. CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!

TỪ KHÓA LIÊN QUAN