tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm theo quan điểm bình đẳng giới

Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên nữ các trường ĐHSP theo quan điểm bình đẳng giới: đặc điểm của giảng viên nữ nói riêng và đội ngũ giảng viên nữ trong các trường đại học sư phạm; sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên nữ (ĐNGV) nữ trong các trường đại học sư phạm; cơ sở pháp lý, những yêu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đối với việc quản lý phát triển ĐNGV nữ theo quan điểm bình đẳng giới trong các trường đại học sư phạm. | 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1. Bước vào thế kỷ XXI thế kỷ của nền kinh tế tri thức khoa học công nghệ và thông tin truyền thông đổi mới giáo dục đang trở thành một xu thế toàn cầu đảm bảo sự thành công trong hội nhập cạnh tranh và phát triển. Trước yêu cầu của thời đại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa xã hội hóa dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt . 2. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung phải kể đến vai trò của ĐNGV nữ. Trong những năm qua cùng với những nỗ lực phấn đấu trong việc cam kết thực hiện mục tiêu bình đẳng giới OECD các chính sách của Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa bình đẳng giới vào thực tiễn cuộc sống từng bước nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội. 3. Với lịch sử và truyền thống văn hóa của Việt Nam người phụ nữ luôn là hiện thân của vẻ đẹp tự nhiên của sự chịu thương chịu khó của tinh thần quật khởi. Ngày nay nữ giảng viên cũng luôn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp đó tuy nhiên so với các đồng nghiệp nam chúng ta có thể nhìn thấy họ còn nhiều bị nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối tới sự phát triển về chuyên môn nghề nghiệp. 4. Trong NTĐH GV không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy NCKH còn phải là tấm gương cho mọi sinh viên noi theo. Một môi trường làm việc công bằng không có bất bình đẳng giới nơi mà nữ 2 GV có cơ hội ngang bằng với đồng nghiệp về mọi mặt nơi để GV nữ yên tâm hăng say nâng cao trình độ chuyên môn phấn đấu cho sự nghiệp sẽ trở thành hình ảnh đẹp tạo nên động lực to lớn sinh viên nỗ lực vươn lên. Quản lý phát triển ĐNGV các trường ĐHSP một cách thực tế và phù hợp sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho GV nữ phát huy năng lực và vai trò trong công tác lao động và học tập đông thời là nền tảng giúp họ đạt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN