tailieunhanh - Báo cáo " Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng của phụ nữ"

Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng của phụ nữ Nhằm tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động và bảo đảm hơn nữa các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động, tác giả bài viết đưa ra một số kiến nghị sau đây: | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG của phụ nữ Quyền con người và quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó nó được khẳng định là chế định cơ bản nhất trong mọi hiến pháp. Sự phát triển của lịch sử loài người đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do. Quyền được xem xét dưới góc độ là nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho con người đặc biệt ở lĩnh vực chống áp bức bóc lột xây dựng xã hội công bằng dân chủ tự do. Trong nhà nước XHCN những tiền đề điều kiện để giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đặc biệt là việc thiết lập chế độ chính trị với bản chất tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân . Xuất phát từ vai trò giá trị của quyền mà trong tư duy chính trị của nhân loại vấn đề quyền công dân trong đó có quyền bình đẳng nam nữ đã trở thành nội dung chính của lịch sử lập hiến. Trong hiến pháp của tất cả các nước dù thuộc chế độ xã hội nào vấn đề quyền con người quyền công dân đều được xác định là chế định quan trọng là nội dung cơ bản nhất của mỗi bản hiến pháp. Nội dung này chi phối đến cả kết cấu của bản hiến pháp thường chế định quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong các hiến pháp của nhiều quốc gia. 1 Đây được xem là nền ThS. PHẠM THỊ TÌNH tảng pháp lí quan trọng cho mỗi công dân nói chung và nữ công dân nói riêng thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình trên cơ sở bảo đảm của nhà nước và pháp luật. Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến gần một trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp phụ nữ Việt Nam vừa bị áp bức về giai cấp vừa bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc. Cách mạng tháng Tám thành công Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu sự ra đời của bản Hiến pháp dân chủ nhân dân đầu tiên - Hiến pháp 1946. Với 7 chương và 70 điều lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhân dân ta được thực hiện các quyền tự do dân chủ và cũng là lần đầu tiên trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.