tailieunhanh - Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để tư tưởng và hành động được đúng hơn và tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn. Như vậy cũng có nghĩa: tự phê bình và phê bình là hành vi văn hóa vì vậy nó phải được thực hiện đúng như bản chất của nó. Qua các phân tích nghiên cứu thì quan điểm phê bình có văn hóa của Hồ Chí Minh | Hiện nay, bên cạnh một số ít cán bộ đảng viên mạnh dạn tự phê bình và phê bình thì thái độ phổ biến vẫn là né tránh hoặc qua loa, hình thức và thường có xu hướng đổ lỗi cho sự hạn chế về nhận thức, kể cả với những vi phạm nghiêm trọng làm thất thoát tài sản rất lớn của Nhà nước. Những thái độ như “trông trước ngó sau nghe ngóng hùa theo, đón ý cấp trên để phê bình cho “trúng” vẫn là trào lưu chính. Nguyên nhân là vì người thì sợ ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức, đến quyền lợi kinh tế, người thì sợ phê bình người khác rồi họ lại sẽ phanh phui những khuyết điểm của mình, một số người thì chủ trương “dĩ hòa vi qúy”, “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn tiền”. Có người thì sợ bị trù dập nên nhẫn nhục, chịu đựng, an phận. Một số phần tử cơ hội khác lại lợi dụng phê bình để công kích, những người mình không ưa, kéo bè, kéo cánh để “giải quyết, thanh toán, hạ bệ” nhau gây ra mất đoàn kết nội bộ. Hiện nay, công tác phê bình, tự phê bình vẫn trong tình trạng hình thức “mưa phùn, gió nhẹ” nên rất ít hiệu quả. Điều này lý giải vì sao trong những năm qua rất nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra nhưng ít được phát hiện trong quá trình tự phê bình và phê bình ở tại các cấp ủy Đảng cơ sở mà chủ yếu do tố giác của quần chúng, do các cơ quan nghiệp vụ và báo chí phanh phui.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN