tailieunhanh - Bài giảng Cơ sở đo lường điện tử - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (93 tr)

Bài giảng "Cơ sở đo lường điện tử" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Giới thiệu chung về đo lường điện tử, đánh giá sai số đo lường, các bộ chỉ thị trong máy đo, máy hiện sóng,. nội dung chi tiết. | Cơ SỞ ĐO LƯỜNG ĐIỆN TƯ Khoa Kỹ thuật điện tử 1 Học viện công nghệ bưu chính viễn thông 1 Sách tham khảo 1. Cơ sở kỹ thuật đo lường điện tử Vũ Quý Điềm nhà xuất bản KhKt 2001 2. Đo lường điện-vô tuyến điện Vũ Như Giao và Bùi Văn Sáng Học viện kỹ thuật quân sự 1996 3. Electronic Test Instruments Bob Witte 2002 4. Radio Electronic Measurements Mir Publishers Moscow 1978 2 Chương 1. Giới thiệu chung về đo lường điện tử Định nghĩa đo lường là khoa học ve các phép đo các phương pháp và các công cụ đe đảm bảo các phương pháp đo đạt được độ chính xác mong muốn Các phương pháp đo 1. Phương pháp đo trực tiếp dùng máy đo hay các mẫu đo các chuẩn để đánh giá số lượng của đại lượng can đo. Ket quả đo chính là trị số của đại lượng cần đo. X a - VD đo điện áp bằng vôn-mét đo tần số bằng tần số-mét đo công suất bằng oát-mét . - Đặc điểm đơn giản nhanh chóng loại bỏ được các sai số do tính toán 2. Đo gián tiếp kết quả đo không phải là trị số của đại lượng cần đo mà là các số liệu cơ sở đe tính ra trị số của đại lượng này. X F a1 a2 . an - VD đo công suất bằng vôn-mét và ampe-mét đo hệ số sóng chạy bằng dây đo . - Đặc điểm nhiều phép đo và thường không nhận biết ngay được kết quả đo 3 Chương 1. Giới thiệu chung về đo lường điện tử 3. Phương pháp đo tương quan dùng để đo các quá trình phức tạp khi không the thiết lập một quan hệ hàm số nào giữa các đại lượng của một quá trình nghiên cứu - Phép đo tương quan được thực hiện bằng cách xác định khoảng thời gian và kêt quả của một sô thuật toán có khả năng định được trị sô của đại lượng thích hợp. - VD đo tín hiệu đầu vào và đầu ra của một hệ thống - Đặc điểm cần ít nhất hai phép đo mà các thông số từ kết quả đo của chúng không phụ thuộc lẫn nhau. Độ chính xác được xác định bằng độ dài khoảng thời gian của quá trình xét. 4. Các phương pháp đo khác - Phương pháp đo thay thế - Phương pháp hiệu số phương pháp vi sai phương pháp chỉ thị không phương pháp bù - Phương pháp chỉ thị số 4 Chương 1. Giới thiệu chung về đo lường điện tử