tailieunhanh - Báo cáo "Hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay "

Hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay Trong hoạt động này, cần phát huy thật tốt vai trò của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức, các vị già làng, trưởng bản, các vị bô lão Gia đình là nơi sinh thành và là môi trường sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội. Muốn cho xã hội tốt thì gia đình càng phải tốt | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TI HỢP DANH ỏ VIỆT NAM HIỆN NAY Kể từ sau khi có Luật doanh nghiệp năm 1999 khái niệm công ti hợp danh đã bắt đầu đi vào đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Ở một góc độ nhất định đối với các nhà kinh doanh sự ra đời của công ti hợp danh được nhìn nhận như một bước tiến mới của pháp luật về chủ thể kinh doanh tại Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu pháp luật và việc cập nhật các thông tin giới kinh doanh hiểu rõ về bản chất của công ti hợp danh và có thể đặt công ti hợp danh vào các khả năng lựa chọn hình thức kinh doanh thích hợp cho mình. Nhưng ở góc độ khác trong con mắt của những nhà kinh doanh những điểm yếu của công ti hợp danh so với các loại hình doanh nghiệp khác trở thành nguyên nhân làm cho họ có thể đưa công ti hợp danh ra khỏi sự lựa chọn mô hình kinh doanh của mình. Một số điểm yếu có thể dễ dàng nhận thấy như công ti hợp danh không thể trở thành một bên của hợp đồng kinh tế theo pháp luật về hợp đồng của Việt Nam khả năng huy động vốn của loại hình này hạn chế bởi nó không có quyền phát hành bất kì loại chứng khoán nào tranh chấp liên quan đến việc thành lập tổ chức và hoạt động của loại hình công ti này rất dễ xảy ra do quy định của luật pháp liên quan đến nó quá ít toàn bộ Luật doanh nghiệp chỉ có 4 điều cho công ti hợp danh và chưa dự liệu ThS. VŨ ĐẶNG HẢI YẾN được những loại tranh chấp này cũng như chưa đưa ra phương hướng để giải quyết chúng. Một trong những đặc điểm chính làm cho các nhà đầu tư không lựa chọn hình thức công ti hợp danh chính là chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Từ trước tới nay nhà đầu tư Việt Nam đã quen được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia đầu tư vào hình thức công ti còn nếu lựa chọn chế độ trách nhiệm vô hạn thì họ lại không phải chia sẻ quyền quản lí với ai trong trường hợp đầu tư thành lập doanh nghiệp tư nhân. Với công ti hợp danh thì chỉ có hai cách lựa chọn Một là chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và chia sẻ quyền quản lí

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN