tailieunhanh - Báo cáo " Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám"

Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Ở khía cạnh khác, đạo đức xã hội thường tồn tại ở dạng không thành văn nên nó không có tính xác định chặt chẽ như pháp luật. Các chuẩn mực đạo đức xã hội thường chỉ mang tính định hướng, sự nhận thức của mỗi người về các chuẩn mực đạo đức thường có sự khác nhau, vì vậy, xử sự của họ khó có thể thống nhất. Sự đánh giá về tính phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn mực. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật thời kì phong kiến Trong mỗi thời kì khác nhau của lịch sử pháp luật đều có sự thay đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Dưới thời kì phong kiến Việt Nam pháp luật là bức tranh thời đại ghi rõ tổ chức xã hội và gia đình trong mỗi giai đoạn. Sử sách ghi lại từ Triều Lý trở đi năm 1010 cơ sở chính trị đã vững vàng các nhà Lý nhà Trần nhà Lê nhà Nguyễn nối tiếp nhau nắm quyền trong một thời gian dài nên nền luật pháp đã phát triển hơn nhiều so với các tri ều đại trước đó. Dưới triều Lý vua Lý Thái Tông đã ban bố bộ Hình - Thư năm Nhâm Ngọ - 1042 . 1 Dưới triều Trần vua Trần Thái Tông đã ban bố quyển Quốc tri ều thông chế năm Canh Dần - 1230 2 và vua Trần Dụ Tông ban bố quyển Hình Luật thư năm Tân Tỵ - 1341 . 3 Các đạo luật này đã bị thất lạc trong các cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Tiêu biểu cho pháp luật thời phong kiến còn lại đến ngày nay là các đạo luật được ban hành dưới triều Lê và triều Nguyễn. Dưới triều Lê một số văn bản pháp luật còn giữ lại là Quốc triều hình luật ban hành vào khoảng cuối thế kỉ thứ 15 dưới đời vua Lê Thánh Tông Hồng Đức thiện chính thư ghi chép lại nhiều điều lệ được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông cùng nhiều bản án thời kì đó Thiên ThS. NGÔ THỊ H-ỜNG nam dư hạ tập năm 1483 . Dưới triều Nguyễn có Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới đời vua Gia Long năm 1815 . Dưới triều Lê nho học ở trong thời kì cực thịnh. Nho giáo đã được đề cao như hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước. 4 Vì vậy tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có ảnh hưởng sâu sắc đối với pháp luật thời kì này. Bên cạnh đó với việc đề cao và tôn vinh truyền thống dân tộc các tác giả biên soạn luật quan tâm đặc biệt đến những điều liên quan đến đạo đức đến việc duy trì thuần phong mĩ tục. Vì vậy nhiều điều khoản đã chú ý đến tập quán cổ truyền của dân tộc. Pháp luật thời kì này là sự kết hợp giữa tư tưởng nho giáo với khung cảnh xã hội Việt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.