tailieunhanh - Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa "
Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Sự quy định như trên là vượt quá giới hạn điều chỉnh của pháp luật, là sự “lấn sân” của pháp luật đối với đạo đức. Thiết nghĩ, thay vì quy định như hiện nay, pháp luật nên quy định rõ hành vi nào là không yêu thương, không tôn trọng, không biết ơn nếu xét thấy cần phải tác động để giảm thiểu nó. Lịch sử pháp luật Việt Nam dưới thời phong kiến cũng đã để lại những kinh nghiệm lập pháp cần tham khảo | NHÀ Nước PHÁP LUẬT Nước NGOÀI TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU Âu LỤC ĐỊA 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển Đây được coi là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới. Hệ thống pháp luật này tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp Italia Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Đức Áo Bỉ Luxemburg Hà Lan Thụy Sĩ phần lớn các nước châu Phi hầu hết các nước châu Mĩ la tinh các nước phương Đông kể cả Nhật Bản. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có thể chia thành 3 giai đoạn. 1 1. Giai đoạn pháp luật tập quán le droit coutumier từ khi hình thành đến thế kỉ XIII. 2. Giai đoạn pháp luật thành văn le droit legislatif từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX. 3. Giai đoạn phát triển ra ngoài châu Âu. a. Giai đoạn pháp luật tập quán Đây là thời kì pháp luật còn mang tính biệt lập phân tán thiếu thống nhất. Tồn tại các luật và tập quán của Đức của các dân tộc Slavian luật La Mã. Đặc biệt trong giai đoạn này sử dụng rộng rãi các bộ luật các hệ thống luật lệ gọi là Code Direcfe Institutes của luật La Mã. - Giai đoạn này pháp luật còn giản đơn còn pha trộn giữa quy phạm đạo đức tôn giáo và pháp luật. . THÁI VĨNH THANG - Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ nhà nước. b. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Cuối thế kỉ XII các thành phố châu Âu bắt đầu phát triển và cùng với sự phát triển đó là sự phát triển các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu lục địa. Hoạt động buôn bán thương mại và sự phát triển dân cư thành thị tạo ra nhu cầu cần phải phân biệt giữa tôn giáo đạo đức và pháp luật. Đáng chú ý là giai đoạn văn hoá phục hưng bắt đầu từ thế kỉ XIII -XIV xuất phát từ Italia sau đó lan dần sang các nước châu Âu lục địa. Các nhà tư tưởng lúc này muốn bảo tồn những giá trị đích thực của luật La Mã với những ý tưởng phát triển chấn hưng. Bắt đầu từ thế kỉ XII các trường đại học tổng hợp ở các nước phương Tây ra .
đang nạp các trang xem trước