tailieunhanh - Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri"

Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri Có thể nói, đạo đức là yếu tố điều chỉnh gần gũi nhất đối với hành vi con người. Chính vì thế, những quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức được truyền bá hết sức sâu rộng trong xã hội, bởi vậy, nó đã ăn sâu, bám rễ một cách chắc chắn trong mỗi người, nó chi phối hoạt động hàng ngày, hàng giờ của con người. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl Mýĩ VỀ HMT ìiộNCỊ ĩổ xức VÓI a TRÍ Hoạt động tiếp xúc với cử tri của đại biểu Quốc hội ĐBQH và đại biểu hội đồng nhân dân ĐBHĐND các cấp không phải là một vấn đề mới nhưng là vấn đề bức xúc hiện nay được nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân thì vai trò trách nhiệm của những người đại diện cho nhân dân ngày càng được quan tâm đề cao. Tiếp xúc với cử tri là trách nhiệm của ĐBQH và ĐBHĐND đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nước ta từ trước đến nay. Trách nhiệm này hiện nay được quy định tại Điều 97 Hiến pháp năm 1992 và Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 đối với ĐBQH. Còn đối với ĐBHĐND trách nhiệm này được quy định tại Điều 121 Hiến pháp 1992 và Điều 22 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 1994. Theo đó đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri thực hiện chế độ tiếp xúc báo cáo với cử tri ít nhất mỗi năm một lần về hoạt động của Quốc hội của đoàn đại biểu Quốc hội đối với ĐBQH còn ĐBHĐND phải báo cáo về hoạt động của hội đồng nhân dân cũng như của tổ đại biểu hội đồng nhân dân. Tại các cuộc tiếp xúc ĐBQH và ĐBHĐND phải trả lời những yêu cầu kiến nghị của cử tri giúp cử tri giải quyết các khiếu nại tố cáo đồng thời phổ LUU TRUNG THÀNH biến vận động nhân dân thực hiện hiến pháp và pháp luật. Như vậy tiếp xúc với cử tri là trách nhiệm của mỗi ĐBQH và ĐBHĐND các cấp đã được hiến định. Trách nhiệm này xuất phát từ địa vị pháp lí của ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước 1 cũng như trách nhiệm pháp lí của ĐBHĐND là người đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương . Là người đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân được nhân dân trao cho quyền lực nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực đó ĐBQH và ĐBHĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân với nhà nước. Thông qua .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN