tailieunhanh - Báo cáo "Các quyền hiến định của công dân và bảo đảm pháp lí ở nước ta "

Các quyền hiến định của công dân và bảo đảm pháp lí ở nước ta Khi đó, về mặt tâm lí, chủ thể có thể thoả mãn, bằng lòng, hưng phấn hoặc ngược lại là sự ăn năn, ân hận, sợ hãi Trong toàn bộ cơ chế này, các yếu tố lí trí, ý chí, tình cảm, thói quen giữ vai trò khác nhau đối với mỗi loại hành vi. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl PHẠM VI CHỦ THỂ cỏ QUYỀN Được SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM Nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên được thừa nhận và tuyên bố như một quyền cơ bản của con người tại Điều 9 Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp năm 1789 Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc . Nguyên tắc suy đoán vô tội đã trở thành nguyên tắc được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 quy định Mỗi người bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên toà xét xử công khai với mọi bảo đảm biện hộ cần thiết . Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật . Nguyên tắc suy đoán vô tội được Nhà nước ta cam kết thực hiện với sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24 9 1982. Lần đầu tiên tại Việt Nam suy đoán vô tội được khẳng định là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Điều 10 Bộ luật tố tụng ThS. MAI THANH HIẾU hình sự BLTTHS năm 1988 và là quyền cơ bản của công dân đoạn 1 Điều 72 Hiến pháp năm 1992 . 1 Như vậy trong hệ thống pháp luật Việt Nam nguyên tắc suy đoán vô tội có vị trí của một nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc suy đoán vô tội là bước tiến trong nhận thức của con người đối với việc tôn trọng bảo vệ quyền và phẩm giá của chính con người. Vậy trong tố tụng hình sự Việt Nam những chủ thể nào có quyền được suy đoán vô tội Điều 9 BLTTHS Việt Nam năm 2003 quy định Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật . Như vậy phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội bị giới hạn bởi thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án kết tội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN