tailieunhanh - Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính"

Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính Vì thế, chỉ thông qua hành vi, không thể đánh giá được sự yêu thương hay quý trọng mà vấn đề này chỉ “người trong cuộc” mới cảm nhận được. Sự quy định như trên là vượt quá giới hạn điều chỉnh của pháp luật, là sự “lấn sân” của pháp luật đối với đạo đức. Thiết nghĩ, thay vì quy định như hiện nay, pháp luật nên quy định rõ hành vi nào là không yêu thương, không tôn trọng, không biết ơn nếu. | ĐẶC SAN VỀ xử LÍ vi PHẠM HÀNH CHÍNH VÀI NÉT VỂ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỂN CẤP XÃ TRONG PHÁP LỆNH xử LÍ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 NGUyẾN PHÚC THÀNH Kể từ sau khi Điều lệ xử phạt vi cảnh được ban hành kèm theo Nghị định số 143 CP ngày 27 5 1977 của Hội đồng Chính phủ cho đến nay đã có 3 pháp lệnh ban hành quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính. Đó là - Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 - Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 - Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. Qua sự phát triển của các chế định trong các pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính trong đó có những chế định liên quan đến vai trò của chính quyền cấp xã trong việc xử lí hành vi vi phạm hành chính như thẩm quyền xử phạt thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp hành chính khác. Trong bài viết này chúng tôi đề cập vai trò của chính quyền cấp cơ sở cấp xã trong việc xử lí vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 Pháp lệnh năm 2002 . 1. Là cấp hành chính trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chính quyền cấp xã có vị trí đặc biệt để thực hiện quyền lực nhà nước chính quyền cấp cơ sở . Điều 118 Hiến pháp 1992 quy định . Nước chia thành tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tỉnh chia thành huyện thành phố thuộc tỉnh và thị xã thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận huyện và thị xã huyện chia thành xã thị trấn thành phố thuộc tỉnh thị xã chia thành phường và xã quận chia thành phường . Như vậy ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung hoạt động với tư cách vừa là cơ quan chấp hành cuả hội đồng nhân dân đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Vì vậy cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở cơ sở. Do đó trên thực tế cấp xã đã có những hoạt động tự quản nhất định đối với một số lĩnh vực quản lí dân cư ở địa phương. Một trong những vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lí hành chính ở địa phương đó là quyền áp dụng các biện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN