tailieunhanh - Pơ Tao: Những tiếp cận từ nhân học - Phan Anh

Pơ Tao là một nhân vật được đề cập đến trong một số công trình khoa học nghiên cứu về vùng đất và con người Tây Nguyên của nhiều học giả Việt Nam và ngoại quốc, từ ngữ Pơ Tao cũng được dịch ra Việt ngữ nhiều cách khác nhau. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Pơ Tao: Những tiếp cận từ nhân học" dưới đây. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập, làm việc hiệu quả. | Tạp chí Dân tộc học số3 -7 2015 13 Pơ TAO NHỮNG TIẾP CẬN TỪ NHÂN HỌC PHAN AN 1. Pơ tao Po tao Pô tao Ptao Mtao. có nhiều cách phiên âm chữ Latin từ này. Đây là một nhân vật được đề cập đến trong một số công trình khoa học nghiên cứu về vùng đất và con người Tây Nguyên của nhiều học giả Việt Nam và ngoại quốc. Từ ngữ Pơ tao cũng được dịch ra Việt ngữ nhiều cách khác nhau. Trong các sách sử thời nhà Nguyễn như Phủ Biên tạp lục Lê Quý Đôn ựz Nam liệt truyện sơ tập ợz Nam Thực Lục Tiền biên của Quốc sử Quán Triều Nguyễn . từ Pơ tao Pui được dịch là Hỏa Xá Hỏa Vương từ Pơ tao Ea được dịch là Thủy Xá Thủy Vương. Một số tác giả người Việt như Cửu Long Giang Toan Ánh trong Miền Thượng Cao nguyên dịch từ này là Vua Lửa Vua Nước. Cũng trong sách này các tác giả cho biết người Ê-đê gọi vua lửa là Mtau pui người Ba-na gọi là Bok Re dau người Khơ-mè gọi là Sdacht Phleung. và trong các sách Pháp ngữ dịch là Sadet de feu. Như vậy có thể thấy từ Pơ tao được dịch thành từ vua hoặc vương khá phổ biến. Sau năm 1975 trong một số tác phẩm viết về Tây Nguyên như sách Cức dãn tộc ít người ở Việt Nam Viện Dân tộc học 1984 Văn hóa Việt Nam đa tộc người Đặng Nghiêm Vạn 2007 . sử dụng phổ biến từ Vua Lửa Vua Nước Vua Gió. Như vậy nhân vật Pơ tao ở Tây Nguyên có sự nhìn nhận ít nhiều khác nhau. Phải chăng đó là một vị vua một thủ lĩnh của liên minh bộ lạc một vị thần quyền. Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Trong bài viết này tôi không có ý đưa ra một lý giải hoặc một câu trả lời về nhân vật Pơ tao. Điều đó đòi hỏi sự tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một vài cái nhìn của các nhà nghiên cứu liên quan đến nhân vật Pơ tao ngõ hầu gợi mở thêm sự chuyên sâu nghiên cứu tiếp tục. Cụ thể trong bài viết nay tôi xin được đề cấp đến cái nhìn của hai nhà khoa học có công trình chuyên sâu về Pơ tao. Đó là Jacques Dournes với sách Pơ tao một lý thuyết về quyền lực ở người Jarai ở Đông Dương Bản dịch của Nguyên Ngọc do Nxb Tri thức ấn hành năm 2013 và Nguyễn Tấn Đắc với sách Tôi gặp các ơi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN