tailieunhanh - Nghề rèn ở làng Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh - Ngô Đức Lập
Làng rèn Trung Lương trong quá trình chuyển đổi, khái quát về làng rèn Trung Lương và nghề rèn, quá trình chuyển đổi của làng rèn Trung Lương,. là những nội dung chính trong bài viết "Nghề rèn ở làng Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh". . | Tạp chí Dán tộc học số 6 - 2010 63 Tư LIỆU DÃN TỌC HỌC NGHÈ RÈN Ở LÀNG TRUNG LƯƠNG THỊ XÃ HÒNG LĨNH TỈNH HÀ TĨNH NGÔ ĐỨC LẬP 1. Lời dẫn Trên con đường thiên lý Bắc Nam từ thị xã Hồng Lĩnh đến đê La Giang nhìn về phía Tây chúng ta sẽ thấy một khu quy hoạch nghề thủ công nằm bên cạnh một làng nghề truyền thống đó là làng rèn Trung Lương. Đây là một làng rèn đã có từ lâu đời. Trong quá trình tồn tại phát triển làng rèn này không chỉ có đóng góp cho sự sirth tồn của người dân trong làng hay sản xuất dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân địa phương nhân dân trong vùng mà còn có đóng góp rất lớn cho công cuộc đấu trạnh giữ nước của dân tộc. Bước sang những năm đầu thập niên 90 dưới tác động của kinh tế thị trường khi hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam đều bị mai một thậm chí có nguy cơ thất truyền thì có một số làng nghề đã sớm thích ứng với cơ chế mới không ngừng phát triển từng bước khẳng đinh vị thế của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Làng rèn Trung Lương là một ví dụ. Nghiên cứu quá trình chuyển đổi theo cơ chế thị trường của nghề rèn ở làng Trung Lương sẽ cho chúng ta thấy những thành quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cùa nghề rèn ở đây trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và người dần Trung Lương nhằm đưa nghề rèn phát triển bền vững góp phần đưa Trung Lương trở thành làng nghề truyền thống điển hình trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của kinh tế đất nước. Đó cũng chính là điều bài viết này muốn hướng đến. 2. Làng rèn Trung Lương trong quá trình chuyển đổi . Khái quát về nghề rèn và làng rèn Trung Lương Có hai giả thuýết giải thích về nguồn gốc của làng rèn Trung Lương. Giả thiết thứ nhất cho rằng ngày xưa ông Đùng còn gọi là ông Khổng Lồ ở núi Hồng Lĩnh thấy người dân trong vùng không có dụng cụ sản xuất nên đã bới đất lấy sắt nhổ cây rừng đốt thành than rồi rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà. Từ đó nhiều người ở làng Trung .
đang nạp các trang xem trước