tailieunhanh - TIỂU LUẬN: BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TIỂU LUẬN BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong bài viết này tác giả đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam coi công bằng xã hội là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Để có được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường cần phải xác định và thực hiện đúng nguyên tắc phân phối phù hợp như Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Để phát huy vai trò động lực của công bằng xã hội theo tác giả cần khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện công bằng xã hội hiện đang còn tồn tại. Công tác lý luận cần hướng vào việc nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ đó. Mở đầu Sự phát triển của một quốc gia không chỉ thể hiện ở sự phát triển về kinh tế mà còn thể hiện ở sự phát triển về xã hội. Sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về mặt xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Công bằng xã hội là một nội dung quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội. Trong một xã hội có tình trạng bất công bằng người bị đối xử bất công sẽ không thể phát huy hết tính tích cực của mình hơn nữa họ luôn đấu tranh đòi công bằng cuộc đấu tranh này không tránh khỏi gây bất ổn định xã hội. Vì vậy nếu quốc gia nào chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà không chú trọng bảo đảm công bằng xã hội thì sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó sẽ không bền vững. 1. Quan điểm coi công bằng xã hội là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội ở Việt Nam Công bằng xã hội luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Trong thời kỳ phong kiến và thuộc địa tình trạng bất công bằng rất nghiêm trọng. Nhờ giương cao ngọn cờ công bằng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến và thuộc địa xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước Việt Nam đã thực hiện ngay hàng loạt chính sách nhằm xoá bỏ tình trạng bất công do xã hội trước để lại nâng cao đời sống vật chất và tinh thần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN