tailieunhanh - Báo cáo " Vài nét ảnh hưởng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi trong lịch sử Việt Nam "
Vài nét ảnh hưởng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi trong lịch sử Việt Nam Khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trên cơ sở sự hiểu biết của chủ thể cũng như thái độ, tình cảm của bản thân đối với pháp luật cũng như đạo đức xã hội, từ vốn sống, nhân cách, từ sự hiểu người, hiểu mình, sự ý thức về vị trí và vai trò của bản thân mình, xuất phát từ tình cảm của cá nhân về đối tượng của hành vi, trên cơ sở sự dự liệu về những. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl VÀI NÉT ẢNH HƯỞNG Tư TƯỞNG PHẤP TRỊ CỦA HÀN PHI TRONG LỊCH sử VIỆT NAM ThS. VŨ KIM DUNG Theo các sách biên niên sử và một số sách thông sử đều ghi lịch sử Nhà nước ta bắt đầu từ triều đại Hùng Vương trị vì nước Văn Lang. Thời gian tồn tại của nước Văn Lang vào khoảng thiên niên kỉ thứ II trước công nguyên TCN . Vào thời kì này Nhà nước Văn Lang đã có luật nhưng rất tiếc những tài liệu nói về luật của nước ta TCN hầu như không còn tìm thấy. Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện với vua Hán Quang Vũ có nói đến Luật Việt khác với luật Hán hơn mười điều . Có lẽ luật ở thời Hùng Vương chỉ là luật tục hay tập quán pháp nhưng chắc đó không phải là luật riêng của từng vùng mà là luật chung của người Lạc Việt. Luật thời đó mang tinh thần bình đẳng dân chủ thời xưa cộng với những phép tắc tín ngưỡng cổ truyền nhưng nó cũng thể hiện tính nghiêm minh của sinh hoạt cộng đồng. Xung quanh vấn đề này hình thành một số tập tục thể hiện tính luật pháp của thời Hùng Vương như không cho người nghèo lấy người giầu chuyện công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử như hình phạt nghiêm khắc đối với kẻ phản bội lợi ích của giống nòi như truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ các tục thách cưới lễ dạm lễ hỏi chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh . Nếu ai làm trái điều quy định thì sẽ bị dư luận lên án và có thể bị đuổi ra khỏi công xã truyện Mai An Tiêm . Mặc dù vậy thời đại Hùng Vương với sự phát triển của nền văn minh sông Hồng và sự xuất hiện của một hình thái nhà nước sơ khai đã chứng tỏ sự dựng nước sớm của dân tộc ta và tương ứng với nhà nước đó là những luật lệ giản đơn được thực hiện trong cộng đồng. Năm 179 TCN chính quyền phong kiến cát cứ ở Trung Hoa do Triệu Đà - vua nước Nam Việt đứng đầu đã xâm lược và chinh phục được Âu Lạc. Từ đó đến năm 938 các triều đại phong kiến Trung Hoa thay nhau đô hộ nước ta và thi hành chính sách đồng hoá toàn diện trên các lĩnh vực. Ớ lĩnh vực pháp luật với những tài liệu ít ỏi và tản mạn chúng ta không thể biết một cách đầy đủ chi tiết về tình hình pháp .
đang nạp các trang xem trước