tailieunhanh - Sự tương đồng trong cách phản ứng của người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở Trung Quốc với ảnh hưởng của Ki-tô giáo - Nguyễn Văn Thắng

Bài viết "Sự tương đồng trong cách phản ứng của người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở Trung Quốc với ảnh hưởng của Ki-tô giáo" trình bày về kết quả nghiên cứu so sánh về sự tương đồng trong cách phản ứng của người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở Trung Quốc với ảnh hưởng của Ki-tô giáo. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Tạp chí Dân tộc học sô 5 - 2013 69 TRK0 BỔ3 Ý KIẾN sự TƯƠNG ĐỒNG TRONG CÁCH PHẢN ƯNG CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở VIỆT NAM VÀ NGƯỜI MIÊU Ở TRUNG QUỐC VỚI ẢNH HƯỞNG CỦA KI-TÔ GIÁO NGUYỄN VĂN THẮNG Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu so sánh về sự tương đồng trong cách phản ứng của người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở Trung Quốc với ảnh hưởng của Ki-tô giáo. Khác với các nghiên cứu trước trong khi xem xét các cách phản ứng tương đồng của người Hmông Việt Nam và người Miêu Trung Quốc với ảnh hưởng của Ki-tô giáo chúng tôi nhấn mạnh tới vai trò của các chủ thể tức của chính bản thân người Hmông và người Miêu và những nhân tố chi phối tới nhận thức và quyết định của họ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những cách phản ứng của người Hmông và người Miêu với một phần tác động của quá trình thực dân hóa và toàn cầu hóa trong những bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hoá khác nhau bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với bản sắc của hai tộc người này. 1. về người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở Trung Quốc Người Hmông ở Việt Nam trước năm 1979 được gọi là Mèo có dân số người Tổng cục Thống kê 2011 đông vào hàng thứ 8 trong tổng số 54 tộc người của Việt Nam. Theo Bảng Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam được công bố vào năm 1979 tộc người này có 6 nhóm gồm Hmông Trắng Hmông Đen Hmông Xanh Hmông Đỏ Hmông Hoa và nhóm Na Mẻo Tạp chí Dân tộc học số 1 1979 tr. 59-63 . Song theo Nguyễn Văn Thắng 2007 Na Miều không phải là một phân nhóm của người Hmông. Trước những năm 1990 người Hmông ở Việt Nam chủ yếu cư trú ở những địa phương thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp giáp với biên giới Việt - Trung và Việt -Lào. Nhưng sau thời điểm này đã có một bộ phận đáng kể người Hmông di cư tự do vào sinh sổng ở các tình phía Nam nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Các cuộc di cư tự do với số lượng lớn của họ diễn ra phổ biến nhất vào khoảng thời gian từ năm 1994 tới năm 1999. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây số lượng người Hmông di cư tự do theo hướng Bắc - Nam này đã giảm dần.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.