tailieunhanh - Nhìn lại việc nghiên cứu về làng Việt - Bùi Xuân Đính

Nội dung bài viết "Nhìn lại việc nghiên cứu về làng Việt" đưa ra những nhận xét sơ bộ về những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất về làng dưới góc độ khác nhau về các khái niệm làng xã hay nông thôn, nông dân,. nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết. | 14 Bùi Xuân Đính NHÌN LẠI VIỆC NGHIÊN cứu VÈ LÀNG VIỆT BÙI XUÂN ĐÍNH Làng Việt là môi trường sinh tụ chính của người Việt với đại đa số là nông dân. Làng là nơi hội tụ các mối quan hệ kinh tế -xã hội và văn hóa của người Việt. Nói một cách khác văn hóa Việt được biểu hiện và diễn biến chính trong môi trường làng. Vì thế Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến tới tìm hiểu xã hội người Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung trong sức năng động lịch sử của nó. trong các biểu hiện văn hóa của nó cà trong những phản ứng của nó trước tình huống mà lịch sử đương đại đặt nó vào Nguyễn Từ Chi 2003 tr. 226 . Với ý nghĩa khoa học quan trọng nêu trên từ lâu đề tài làng Việt được các thế hệ học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có một lượng lớn các công trình được công bố về đề tài này gồm các cuốn sách các đề tài nghiên cứu các cấp các luận án luận văn các bài tạp chí. không kể các công trình dịch thuật từ nguồn tài liệu Hán Nôm mà chưa thể có một con số thống kê đầy đủ và chính xác. Bài viết này đưa ra một vài nhận xét sơ bộ về những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất tức những chuyên khảo tập trung nghiên cứu về làng dưới các góc độ khác nhau bằng các phương pháp khác nhau dù tiêu đề của chúng có thể đề hoặc không đề các khái niệm Làng xã hay Nông thôn Nông dân . 1. Các hướng tiếp cận Nhìn chung các công trình nghiên cứu về làng Việt được thực hiện dưới các hướng tiếp cận sau . Tiếp cận Địa lý - Dân tộc học hay Địa lý - Nhân văn Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là nhà Địa lý học p. Guru. Cuốn Người nông dân cháu thổ Bắc Kỳ nghiên cứu tương đối toàn diện về làng Việt vùng châu thổ và mở rộng ra cả một số vùng trung du miền núi Bắc Bộ vào những năm 30 của thế kỷ XX từ môi trường sống điều kiện tự nhiên dân số và di dân kinh tế và đời sống vật chất tổ chức xã hội. Dưới góc độ Địa lý nhân văn tác giả nhìn các khía cạnh của đời sống làng xã dưới tác động của môi trường hay trong mối quan hệ với môi trường để đi đến

TỪ KHÓA LIÊN QUAN