tailieunhanh - Sự tham gia của người chồng trong chăm sóc sức khỏe vợ mang thai ở dân tộc Hmông

Bài viết "Sự tham gia của người chồng trong chăm sóc sức khỏe vợ mang thai ở dân tộc Hmông" tập trung làm rõ một số vấn đề về sự tham gia của người chồng người Hmông trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của người vợ mang thai ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | 34 Phạm Thu Hà Sự THAM GIA CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VỢ MANG THAI Ở DÂN Tộc HMÔNG Nghiên cứu tại xã Huổi Một huyện Sông Mã tỉnh Sơn La PHẠM THU HÀ Dẩn nhập Người Hmông ở Việt Nam là nhóm dân tộc thiểu số DTTS còn duy trì nhiều giá trị và thói quen truyền thống trong nếp sống đặc biệt là trong lĩnh vực sinh đẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng sức khoẻ sinh sản của các DTTS ở Việt Nam là một mảng màu xám đặc biệt với dân tộc Hmông. Nghiên cứu về tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản của dân tộc Hmông và Dao ở miền núi phía Bắc cho thấy phụ nữ Hmông ở Tây Bắc có tỷ lệ đi khám thai thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ 2001 . Nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản của đồng bào Hmông ở tỉnh Hà Giang cũng cho thấy đa sổ phụ nữ Hmông không có thói quen đi khám trước sinh nhiều phụ nữ còn không biết nhũng dấu hiệu của sự kiện có thai là gì UNFPA 2008b . Nghiên cứu thực tiễn chăm sóc thai nghén của phụ nữ các DTTS ở Nghệ An đã chỉ ra rằng nhóm phụ nữ Thái Khơ-mú ơ-đu và Hmông lần lượt có sự nhận thức về tầm quan frọng của việc khám thai từ cao đến thấp. Một kết quả khiến chúng ta đặc biệt chú ý là dân tộc Hmông cho dù có gần nửa số phụ nữ công nhận rằng việc khám thai là cần thiết thì chỉ có 2 2 khám thai 2 lần ưong suốt thời gian thai kỳ 4 3 khám thai một lần và 93 5 không đi khám thai trong suốt thời kỳ thai nghén. Như vậy quan tâm hon nữa đến vấn đề sức khoẻ sinh sản SKSS của người Hmông là việc làm có ý nghĩa thực tiễn cao trong bối cảnh hiện nay Viện Nghiên cứu và phát triển các vấn đề xã hội 2003 . Trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã có nhiều ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng dân số trong cộng đồng các DTTS nói chung và cộng đồng người Hmông nói riêng. Chăm sóc sức khoẻ CSSK cho bà mẹ mang thai chính là chìa khoá then chốt để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Trách nhiệm CSSK cho bà mẹ mang thai thuộc về mọi cá nhân có liên quan trong đó người chồng có vai trò quan trọng nhất. Nhiều nghiên cứu đã chi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN