tailieunhanh - Chủ đất và thiết kế xã hội của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Nguyễn Văn Trung

Nội dung bài viết "Chủ đất và thiết kế xã hội của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" trình bày về chủ đất người Ma Coong, chủ đất trong thiết kế xã hội truyền thống, chủ đất trong góp phần duy trì ổn định xã hội hiện nay. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | 22 Nguyễn Văn Trung CHỦ ĐẤT VÀ THIÉT CHÉ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MA COONG Ở HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN VĂN TRUNG ĩìgười Ma Coong cùng người Trì Khùa là những nhóm địa phương của dân tộc Bru - Vân Kiều Viện Dân tộc học 1978 tr. 127 . Do đó giữa họ có những nét tương đồng về phong tục tập quán ngôn ngữ đặc điểm cư trú. Trong các nhóm người này đều có nhũng mối quan hệ văn hóa - lịch sử rất gần gũi với nhau. Ở Việt Nam người Ma Coong cư trú chủ yếu tại 19 bản làng1 nằm rải rác dọc biên giới Việt - Lào hiện có khoảng 400 hộ với người thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Ọuảng Bình Cục Thống kê Quảng Bình 2009 tr. 4 . Địa bàn cư trú của người Ma Coong bị chia cắt heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn. Đòi sống của đồng bào cho đến nay còn nhiều khó khăn thiếu thốn chủ yếu dựa vào nương rẫy săn bắt hái lượm. kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản. Có thể nói đã có nhiều bài viết ấn phẩm của nhiều tác giả nước ngoài Anonyme 1906 1921 Cadière L. và H. Cosserat 1929 Harmand 1879 Piat 1962 1 19 bản đó là bản Ban. bản Khe Rung bàn Nịu bàn Cà Roòng 1 bản Cà Roòng 2 bàn Bụt bản 51 bản Chăm Pu bản Cờ Đỏ bản Tuộc bàn Troi bản Akỵ bản Nồng Mới bàn Nồng Củ bản Cu Tồn. bản Cốc. bàn Cồn Roàng bản 61. bản 39. Tên của bản chủ yếu đặt theo tiếng Ma Coong có một số bản dặt tên theo con số là chí số km từ km 0 của đường 20 Quyết Thắng. Bchroch và cộng sự 1966 Miller 1972. cũng như trong nước Vương Hoàng Tuyên 1963 Mạc Đường 1963 Phan Hữu Dật 1964 Ngô Đức Thịnh 1975 Nguyễn Văn Tiệp 1979 Viện Dân tộc học 1978 Hồ Xuân Linh 1997 Lê Phạm Minh Quý 1998 Lý Tùng Hiếu 1997 Vũ Đình Lợi 1996 Nguyễn Tất Thắng 1990 Phạm Quang Hoan và Đoàn Đình Thi 1991. đề cập đến người Bru - Vân Kiều dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên người Ma Coong - một trong những nhóm địa phương của dân tộc Bru - Vân Kiều lại ít được nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân có thể do nhóm người này sinh sống ở khu vực quá hẻo lánh tương đối biệt lập nên ít người biết đến. Điều đó cho thấy vẫn còn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN