tailieunhanh - Vấn đề tộc người và nghiên cứu nhân học ở các nước Đông Nam Á - Nguyễn Văn Chính

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Vấn đề tộc người và nghiên cứu nhân học ở các nước Đông Nam Á" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày về nhân học và dân tộc học, đơn vị nhân học trong đào tạo và nghiên cứu xã hội ở các nước Đông Nam Á,. | Tạp chí Dân tộc học số 1 2 2015 135 0 K tỗữ koũ s s Nước NGOÀI VẨN ĐÈ TỘC NGƯỜI VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NGUYỄN VĂN CHÍNH Rhân học và Dân tộc học Có thể nói đối tượng nghiên cứu của Nhân học Việt Nam gần đây đã được mở rộng khá nhiều đặc biệt là khoảng hơn một thập kỷ qua khi các cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyển từ Dân tộc học sang Nhân học Văn hóa. Những quan tâm nhân học không còn chỉ tập trung vào vấn đề tộc người như trước mà có xu hướng mở ra những địa hạt nghiên cứu mới bao gồm cả khu vực nông thôn và đô thị. Các nhà nghiên cứu giờ đây không còn mài miết đi tìm những trầm tích văn hóa trong kho tàng văn hóa các tộc người mà đã chú ý nhiều hơn đến các vấn đề của xã hội đương đại. Điều này có lẽ bắt nguồn từ một sự khác biệt đáng kể giữa Nhân học Việt Nam và Đông Nam Á. Đó là chúng ta bắt đầu các nghiên cứu nhân học từ nền tảng dân tộc học ethnology tức tập trung mô tả phân tích và đi tìm những đường biên văn hóa giữa các cộng đồng người thông qua khái niệm về bản sắc văn hóa có tính tộc người thì ở các nước Đông Nam Á khác quan tâm nhân học thường đa dạng và rộng lớn hơn. Tuy nhiên từ khi chúng ta chuyển từ Dân tộc học sang Nhân học theo hướng mở rộng lĩnh vực nghiên cứu thì các nhà dân tộc học lại cố gắng lập ra một ranh giới khoa học giữa Nhân học và Dân tộc học. Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dù có nhiều tương đồng nhưng dân tộc học là một ngành của khoa học lịch sử nên đề tài nội dung nghiên cún nặng về lịch dại xã hội cổ truyền còn nhãn học là ngành khoa học vượt ra khỏi phạm vi của khoa học lịch sử nên quan tâm đến các vấn đề hiện đại và nhận đơn đặt hàng của các cấp chỉnh quyền để đề xuất các giải pháp thực tiễn Phan Hữu Dật 2006 tr. 221 . Cũng có ý kiến lo ngại rằng chuyển sang Nhân học có nghĩa là bỏ rơi nghiên cứu về tộc người Đáng lưu ý trong nhận xét nêu trên là ở chỗ nó không phân biệt đối tượng của Dân tộc học với tư cách là một khoa học về các tộc người còn đối tượng của Nhân học là khoa học nghiên cứu về các khía .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN