tailieunhanh - Khảo sát ảnh hưởng của một số chủng nấm men trong sản xuất vang thanh long

Nghiên cứu này nhằm khảo sát việc sử dụng các chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces oviformis, Saccharomyces vini với các tỉ lệ phối trộn khác nhau để lên men dịch quả thanh long, tạo sản phẩm rượu vang thanh long trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện cho sản phẩm rượu thích hợp nhất khi sử dụng phối hợp 50% (v/v) nấm men S. ovifomis, 50% (v/v) nấm men S. vini. | Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009 Tập 7 số 4 500 - 506 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SO CHỦNG NAM MEN TRONG SẢN XUAT VANG THANH LONG Effects of Some Yeast Strains on Dragon Fruit Wine Production Đàm Sao Mai1 Trần Thị Thanh Thủy2 Trần Minh Tâm3 IViện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Trường Đại học Công nghiệp 2Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Bách khoa TP. HCM 3Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Văn Lang TÓM TẮT Thanh long là loại quả được trồng nhiều tại Bình Thuận và được sử dụng chủ yếu để ăn tươi. Việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm khác nhau từ thanh long để đa dạng hóa sản phẩm nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ và thời gian tồn trữ thanh long là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm khảo sát việc sử dụng các chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces oviformis Saccharomyces vini với các tỉ lệ phối trộn khác nhau để lên men dịch quả thanh long tạo sản phẩm rượu vang thanh long trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện cho sản phẩm rượu thích hợp nhất khi sử dụng phối hợp 50 v v nấm men S. ovifomis 50 v v nấm men S. vini. Sản phẩm rượu vang thanh long thu nhận đạt được hàm lượng ethanol độ cồn là 12 v v pH là 3 48 tổng hàm lượng chất khô hòa tan độ Brix là 6 27 oBx . Sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Có thể triển khai sản xuất dạng pilot và chuyển giao quy trình sản xuất cho người dân. Từ khóa Bình Thuận lên men nấm men Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces oviformis Saccharomyces vini thanh long vang. SUMMARY Dragon fruit is grown in Binh Thuan province and commonly used as fresh fruit. It is necessary to conduct researches for develop different products from dragon fruit to widen consumptive power and lengthen the lifetime of this fruit. The present research was carried out to examine possibility most suitable yeast strain for wine production. The yeast strains used were Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces oviformis and Saccharomyces vini with different mixture .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN