tailieunhanh - Tác động của kinh tế biên mậu đến các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trần Hồng Thu

nội dung bài viết "Tác động của kinh tế biên mậu đến các tộc người vùng biên giới Việt Nam" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về sự tham gia của các tộc người vào hoạt động kinh tế biên mậu, tác động kinh tế biên mậu tới các tộc người ở biên giới, nhận xét và kiến nghị về tác động của kinh tế biên mậu đến các tộc người vùng biên giới Việt Nam. | 14 Trần Hồng Thu TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ BIÊN MẬU ĐẾN CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trên bộ dài trên tiếp giáp vói các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Với đặc điểm đường biên giới núi liền núi sông liền sông dân cư hai bên đường biên giới có những tương đồng về điều kiện tự nhiên văn hóa xã hội nên các tộc người sinh sống ở khu vực biên giới đã có mối quan hệ mật thiết và giao lưu từ lâu đời về kinh tế văn hóa xã hội và tộc người Đặng Thanh Phương 2009 . Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa người dân ở khu vực biên giới đã góp phần vào việc phát triển các hoạt động kinh tế biên mậu Hoàng Thanh Vân 2003 Trần Thu Hà 2009 . Kể từ sau Đổi mới đặc biệt là với chính sách mở cửa biên giới giao lưu hàng 1 Hoạt động kinh tế biên mậu của Việt Nam chủ yếu thông qua các hình thức mậu dịch chính ngạch mậu dịch tiếu ngạch buôn bán cùa các cư dân biên giới và các dạng dịch vụ xuất nhập khẩu khác như chuyển khẩu tạm nhập tái xuất. Mậu dịch chính ngạch là hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới theo giấy phép cùa Bộ Thương mại phải lưu thông qua các cửa khẩu quốc gia và quốc tế. phải chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế. Mậu dịch tiểu ngạch là hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép do UBND các tình biên giới cấp có thể xuất nhập khẩu theo cửa khẩu quốc tế cứa khẩu quốc gia các cửa khẩu địa phương các đường qua lại biên giới các chợ biên giới với giá trị không vượt quá đồng Việt Nam theo quy định hiện hành. Trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung vào hoạt động trao đổi buôn bán cùa các cư dân biên giới. TRẦN HỒNG THU hóa quốc tế của Việt Nam từ năm 1991 các hoạt động kinh tế biên mậu đã phát triển mạnh mẽ trên cả ba vùng biên giới Việt -Trung Việt - Lào và Việt Nam - Campuchia. Điều này đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho đất nước cho các tinh biên giới và cho người dân sinh sống ở trong khu vực biên giới. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN