tailieunhanh - Từ dân tộc học đến nhân học: Tiếp cận từ phương pháp nghiên cứu - Ngô Văn Lệ

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Từ dân tộc học đến nhân học: Tiếp cận từ phương pháp nghiên cứu" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày về phương pháp tiếp cận dân tộc học và nhân học. . | Tạp chí Dân tộc học số I 2 - 2015 9 TỪ DÂN TỘC HỌC ĐÉN NHÂN HỌC TIẾP CẬN TỪ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu Trong những năm gần đây giáo dục đại học Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều phương diện. Thứ nhất đã hình thành các trường đại học đa ngành đa lĩnh vực hai Đại học Quốc gia ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh các đại học vùng . Các trường đại học đa ngành đa lĩnh vực khi hình thành đã hướng tới huy động nguồn lực trong và ngoài nước để có thể tổ chức đào tạo có chất lượng cao các lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi nền kinh tế tri thức đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ như phát triển và phát triển bền vững nguồn nhân lực chất- lượng cao. Thứ hai hình thức đào tạo cũng đã có những thay đổi. Trong khoảng thời gian dài các trường đại học ở Việt Nam tổ chức đào tạo theo niên chế và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức đào tạo theo niên chế cũng bộc lộ những hạn chế như sinh viên không thể chủ động nhất là chủ động thời gian trong học tập khó có khả năng học liên thông học vượt. Chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ đã có tác động rất lớn làm thay đổi tư duy của những người làm công tác quản lý giáo dục đến đội ngũ giáo viên cũng như cách học của sinh viên cách tổ chức học tập hình thức đánh giá. NGÔ VĂN LỆ Thứ ba trong xu thế hội nhập việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu như là một đòi hỏi để các trường đại học làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Chính trong bối cảnh đó ở hầu hết các trường đại học Việt Nam hướng tới xây dựng đại học nghiên cứu. Thứ tư nhiều lĩnh vực chuyên môn có nguồn gốc từ các nước tư bản phát triển được tổ chức đào tạo tại các đại học Việt Nam như chính trị học quan hệ quốc tế tôn giáo học công tác xã hội. Sự hình thành các ngành học mới trong cơ cấu đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam như là một tất yếu góp phần hoàn chỉnh chương trình đào tạo mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo. Sự hình thành các ngành học mới .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.