tailieunhanh - Cách bảo quản để giữ nguyên mùi vị, màu sắc của tôm tươi

Các loài thủy sản được đánh bắt và đưa vào bờ như tôm nếu không bảo quản tốt thì râu và vỏ nhanh chóng biến màu, các cơ mềm ra, dẫn đến thối rữa. Phương pháp phổ biến để ngăn chặn quá trình hư hỏng này là bảo quản bằng đông lạnh nhưng mùi vị và màu sắc của tôm thường bị giảm đi ít nhiều. Để bảo quản lâu dài và giữ mùi vị của tôm như tươi mới, tác giả Nobuyuki Higuchi đã nghiên cứu tạo chế phẩm bảo quản và phương pháp bảo quản không làm giảm chất lượng của tôm, được cấp bằng sáng chế số 1-0008570, ngày 25/08/2010 tại Việt Nam. | Cách bảo quản để giữ nguyên mùi vị màu sắc của tôm tươi Các loài thủy sản được đánh bắt và đưa vào bờ như tôm nếu không bảo quản tốt thì râu và vỏ nhanh chóng biến màu các cơ mềm ra dẫn đến thối rữa. Phương pháp phổ biến để ngăn chặn quá trình hư hỏng này là bảo quản bằng đông lạnh nhưng mùi vị và màu sắc của tôm thường bị giảm đi ít nhiều. Để bảo quản lâu dài và giữ mùi vị của tôm như tươi mới tác giả Nobuyuki Higuchi đã nghiên cứu tạo chế phẩm bảo quản và phương pháp bảo quản không làm giảm chất lượng của tôm được cấp bằng sáng chế Số 1-0008570 ngày 25 08 2010 tại Việt Nam. Sáng chế của Nobuyuki Higuchi đề xuất hợp chất bảo quản tôm có đặc tính ngăn chặn tình trạng bị sẫm màu giảm độ bóng giữ được vị tôm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là các chất hữu cơ vốn là thực phẩm hoặc chất phụ gia thực phẩm thay thế cho hợp chất sulfit thường dùng hợp chất sulfit có tác dụng chống oxy hóa ngăn chặn hư hỏng nhưng lại làm cho tôm có thể bị mất màu giảm độ bóng của vỏ và cơ tôm gây ra vị khó chịu và vị đắng . Chế phẩm bảo quản tôm Thành phần hợp chất bảo quản tôm theo sáng chế gồm có 1. Hợp chất axit ascorbic là thành phần đầu tiên trong chế phẩm bảo quản được tạo thành từ một hoặc nhiều hợp chất chọn từ axit L-ascorbic chất đồng phân lập thể của axit L-ascorbic như axit D-ascorbic còn được gọi là axit erythorbic muối và este của nó được sử dụng riêng rẻ hoặc kết hợp từ hai hoặc nhiều hợp chất tốt hơn là hợp chất nên được chọn và sử dụng thích hợp từ axit ascorbic và ascorbat. 2. Hợp chất đường khử là thành phần thứ hai trong chế phẩm bảo quản không chỉ monosacarit mà còn có thể sử dụng đường có cấu trúc hóa học như nhóm aldehyt hoặc nhóm keto như maltoza và lactoza. Tuy nhiên về mặt tác dụng bảo quản và thị hiếu thì sẽ tốt hơn nếu chọn từ monosacarit trong đó nên ưu tiên sử dụng fructoza glucoza sotbitol . Chế phẩm bảo quản tôm sẽ tốt hơn nếu ở dạng dung dịch nước chứa các hợp chất axit ascorbic và hợp chất đường khử tôm được nhúng vào dung dịch này để xử lý bảo quản. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN