tailieunhanh - Thực trạng biến đổi ngôn ngữ của học sinh Thái và Mường ở trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa - Lê Thị Mùi

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Thực trạng biến đổi ngôn ngữ của học sinh Thái và Mường ở trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa" dưới đây. Nội dung bài viết cung cấp cho các bạn thực trạng biến đổi ngôn ngữ của học sinh Thái, thực trạng biến đổi ngôn ngữ của học sinh Mường,. | Tạp chí Dãn tộc học số 4 - 20ỉ 2 33 THựC TRẠNG BIẾN ĐỎI NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH THÁI VÀ MƯỜNG Ở TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỎ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH THANH HÓA LÊ THỊ MÙI vấn đề ĩlgôn ngữ gắn liền với một tộc người và có nhiều chức năng khác nhau. Một trong những chức năng quan trọng nhất của nó là để phân biệt tộc người Ngô Văn Lệ 2010 tr. 150 . Ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay ngôn ngữ tộc người phát triển và biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Mặc dù Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích phát triển và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau một số ngôn ngữ của các tộc người có dân số ít ngày càng bị mai một bị thay thế bằng tiếng khu vực và phổ thông. Hiện tượng sử dụng song ngữ đa ngữ ở từng khu vực làng bản và gia đình ngày càng trở nên phổ biến Ngô Đức Thịnh 2006 tr. 511 . Trong những nãm gần đây dưới tác động của quá trình hiện đại hoá và hội nhập việc giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ có ưu thế trong đời sống chính trị kinh tế xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình ngay cả ở những dân tộc thiểu số chiếm số đông cũng đang có xu hướng giảm đi Vương Xuân Tình 2010 . Trong bối cảnh đó nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của học sinh tộc người Thái và Mường ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa hiện nay trong tương quan với ngôn ngữ phổ thông. Qua xem xét việc sử dụng ngôn ngữ trong môi trường gỉa đình nhà trường và cộng đồng xã hội cùa các em trước và sau khi theo học ở trường nội trú chủng tôi mong muốn hiểu được mức độ biến đổi ngôn ngữ như một thành tố quan trọng của vãn hóa tộc người ở học sinh hai dân tộc thiểu số này trong bối cảnh bị tác động trực tiếp bởi mô ỉ trường đô thị hóa và hiện đại hóa. 2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Thanh Hóa là tỉnh địa đầu của khu vực Bắc Trung Bộ cách Thù đô Hà Nội 150km về phía Nam có địa hình trung du miền núi chiếm tới 2 3 diện tích của toàn tỉnh. Vùng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN