tailieunhanh - Nghiên cứu một số tính chất lý, hóa và thành phần hóa học của tinh bột sắn (manihot esculenta crantz), sắn dây (pueraria lobata) và huỳnh tinh (maranta arundinacea.L)

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về một tính chất lý hóa và thành phần hóa học của các tinh bột trên bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Sự khác nhau về kích thước, hình dáng các hạt tinh bột trên bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Sự khác nhau về kích thước, hình dáng các hạt tinh bột cũng như các tính chất khác như hàm lượng amiloza và amilopectin, nhiệt dộ hồ hóa, độ nhớt, mức độ trùng hợp giúp chúng ta suy thoái được cấu tạo của mỗi loại hạt và cấu trúc mạch tinh bột. từ đó, biết cách điều chỉnh các quá trình công nghệ và ứng dụng thích hợp. | TIỂU BAN HOÁ SINH NGHIÊN CỨU MỘT số TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TINH BỘT SẮN MANIHOT ESCULENTA CRANTZ SẮN DÂY PUERARIA LOBATA VÀ HUỲNH TINH MARANTA ARUNDINACEA .L Th. s Trương Thi Minh Hanh TS Trần Thị Nguyễn Thị Lan Trường Đại học Kỹ thuật Đại học Đủ Nắng TÓM TẮT Ngoài vai trò là nguyên liệu chính cho nhiều ngành sản xuất còng nghiệp và tiêu dùng sắn Manihot Esculenta sắn dây và huỳnh tinh còn là nhừng dược thảo rất có giá trị nhưng những nghiên cứu về chúng hiện nay chưa nhiều. Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về một sô tính chất lý hoá và thành phần hóa học của các tinh bột trên bằng các phương pháp phân tích hiện đại. Sự khác nhau về kích thước hình dáng các hạt tinh bột cũng như các tính chất khác như hàm lượng amiloza và amilopectin nhiệt độ hồ hóa độ nhớt mức độ trụng hợp giúp chúng ta suy đoán được cấu tạo của mổi loại hạt và cấu trúc mạch tính bột. Từ đó biết cách điều chỉnh các quá trình công nghệ và ứng dụng thích hợp. I. MỞ ĐẨU Sắn còn có tên là aipi cassare kaspe kelala mandioca manihot manioc mushu tapioca và yuca. Là cây bụi lâu năm tập trung chủ yếu ở Braxin nơi được coi là nguồn gốc của sắn. Đến thê kỷ 16 sắn được mang sang trồng ở Châu Á. Trước hết là ở Ân Độ rồi đến các vùng ở Đông Nam Á và đến nay đã trở thành cây màu có giá trị và thông dụng trên hầu hết các nước châu Á châu Phi và châu Mỹ La tinh. Ở nước ta sắn được trồng từ Nam chí Bắc nhất là các vùng đồi núi Trung du và là một trong những cây lương thực có sản lượng cao nhất hiện nay. Sắn dây còn có tên là cát cãn cam cát căn phấn cát căn cú sắn dây. Tên khoa học là Pureai Thomson Benth có tài liệu ghi tên khoa học của Sắn dãy là Pueraria Lobata họ đậu Fabaceae . Dược học ấn Độ gọi Pueraria Tuberosa. về thành phần hoá học của sắn dây hiện nay người ta chỉ mói tìm thấy tinh bột với tỷ lệ 12-15 tính trên rễ tươi . Ngoài ra trong sắn dây người ta còn tìm thấy saponozit flavonozit daidzein daidzin pucrarin không có alcaloit 35 . Cát căn là một vị thuốc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.