tailieunhanh - Ebook Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam: Phần 2
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 là các bài phát biểu: trưng cầu ý dân và quy định về trưng cầu ý dân ở một số nước trên thế giới; phát huy vai trò của hương ước trong tổ chức và thực hiện dân chủ cơ sở, kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong xây dựng nền dân chủ xhcn ở nước ta,. Mời các bạn tham khảo. | TRƯNG CẦU Ý DÂN VÀ QUY ĐỊNH VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên 1. Một số nhận thức chung về trưng cầu ý dân . Khái niệm trưng cầu ý dân Thuật ngữ Trưng cầu ý dân referendum xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là điều cần phải được thông báo . Trưng cầu ý dân là sự bỏ phiếu của cử tri nhằm mục đích thông qua các quyết định có tính chất quốc gia hoặc địa phương. Các quyết định được thông qua tại các cuộc trưng cầu ý dân nhiều khi có hiệu lực cao hơn so với các đạo luật do Nghị viện Quốc hội thông qua. Không có bất kỳ đạo luật nào có thể tuyên bố hủy bỏ quyết định đã được trưng cầu ý dân nhưng quyết định trưng cầu ý dân có thể bãi bỏ đạo luật của Nghị viện Quốc hội 1. Theo Từ điển tiêng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng phố i hợp với Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 1995 thì trưng cầu được hiểu là hỏi ý kiến số đông người một cách có tổ chức ý dân được hiểu là ý kiến của nhân dân về một vấn đề chính trị nào đó Trưng cầu ý dân được hiểu là hỏi ý kiến người dân bằng tổ chức bỏ phiếu để nhân dân trực tiếp quyết định vấn đề quan trọng của đất nước 2. Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 1 PGS TS. Đinh Ngọc Vượng Lịch sử và kinh nghiệm trong thê giới hiện đại về trưng cầu ý dân Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu ý dân - Những vấn đề lý luận và thực tiễn do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04 6 2013 . 2 ThS Nguyễn Thị Dung Vai trò của Quốc hội trong tô chức trưng cầu ý dân 171 Một số vấn đề lý luận thực tiễn về dân chủ trực tiếp . Theo cuốn Thuật ngữ pháp lý dùng trong hoạt động của Quốc hội và HĐND thì trưng cầu ý dân được hiểu là1 - Một hoạt động do Nhà nước thực hiện để nhân dân bỏ phiếu quyết định hoặc bày tỏ ý kiến về những việc đặc biệt quan trọng của quốc gia. - Việc trưng cầu ý dân do Hiến pháp của mỗi quốc gia quyết định nên tùy theo mỗi nước có thể trưng cầu ý dân để quyết định Hiên pháp hoặc một đạo luật quan trọng. Cũng có những trường hợp trưng cầu ý dân chỉ có tính chất tư vấn còn .
đang nạp các trang xem trước