tailieunhanh - Ảnh hưởng của tôn giáo đến ăn uống của người Chăm ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Đôi nét của người Chăm ở Việt Nam và Tây Ninh, hệ thống thức ăn của người Chăm ở thị xã Tây Ninh, ảnh hưởng của tôn giáo đến khẩu phần ăn của người Chăm,. là những nội dung chính trong bài viết "Ảnh hưởng của tôn giáo đến ăn uống của người Chăm ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh". . | 32 Nguyễn Thị Minh Nguyệt ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĂN UÓNG CỦA NGƯỜI CHĂM Ở THỊ XÃ TÂY NINH TỈNH TÂY NINH ĩỉghiên cứu về ăn uống dưới góc độ Dân tộc học Nhân học hay Văn hóa học đã được nhiều tác giả ở Việt Nam quan tâm Vương Xuân Tình 2004 Ma Ngọc Dung 2004 Nguyễn Thị Quế Loan 2007 Nguyễn Thị Bảy 2000 . Trong những nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của phong tục tập quán của một số tín ngưỡng với việc lựa chọn nguồn lương thực và thực phẩm với cơ cấu bữa ăn và sử dụng thức ăn. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu về ảnh hưởng của tôn giáo đến ăn uống. Đe góp phần cho hướng nghiên cứu còn ít được quan tâm bài viết này sẽ đề cập ảnh hưởng của Hồi giáo đến việc ăn uống thường ngày của người Chăm ở thị xã Tây Ninh tỉnh Tây Ninh. 1. Đôi nét về người Chăm ở Việt Nam và Tây Ninh Theo kết quả Tổng điều tra dân so và nhà ở ngày 1 4 2009 người Chăm ở Việt Nam có người chiếm 0 19 dân số của cả nước Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương 2010 . Người Chăm cư trú ở nhiều tỉnh thành nhưng tập trung chủ yếu ở một số tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Tại Nam Bộ phần lớn người Chăm theo đạo Hồi và giáo lý của đạo Hồi chi phối sâu sắc mọi mặt đời sống của họ. Kinh Co-ran là chuẩn mực đạo đức NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT để dựa vào đó phán định các vấn đề trong đời sống của người Chăm trong đó có cả khía cạnh ăn uống. Tại Tây Ninh - một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ người Chăm có nhân khẩu chiếm 0 3 dân số toàn tỉnh cư trú ở 5 huyện thị của tỉnh. Ở thị xã Tây Ninh người Chăm ở Khu phố 2 thuộc Phường 1 với 73 hộ 367 nhân khẩu. Theo một số tài liệu người Chăm đến định cư ở Tây Ninh vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Nơi định cư đầu tiên là vùng đất dưới chân núi Bà Đen thuộc làng Đông Tác tức Plei Guông Damri nay thuộc Phường 1 thị xã Tây Ninh về sinh kế xưa kia họ thường phá rừng làm rẫy săn bắn hái lượm Phan An Nguyễn Việt Cường 2008 tr. 18 . Đen nay người Chăm đã làm ruộng nước canh tác 3 vụ lúa năm.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.