tailieunhanh - Hồi ký - Những kỷ niệm nghề châm cứu thuốc nam - Lê Văn Sửu
Tập truyện ngắn “Những kỷ niệm nghề thuốc nam, châm cứu” này là hồi ký của một người vốn làm nghề Mỹ thuật. Các câu chuyện được kể lại chân thật tuyệt đối, trải dài suốt quãng đời đầy sôi động của ông. Những kinh nghiệm quý, những thủ thuật hay, những tìm tòi sáng tạo giá trị, những điều tâm đắc, những yếu lĩnh cốt lõi, những trải nghiệm đắt giá, những cách định hướng chuẩn bệnh chuẩn xác, các lập luận biện chứng thí trị hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Hồi ký - Những kỷ niệm nghề châm cứu thuốc nam Thư ngỏ Gửi những người, những miền đất tôi đã một thời chung sống. Tập hồi ký “ Những kỷ niệm nghề châm cứu, thuốc nam . là kỷ niệm của riêng tư, là lòng yêu mến, kính trọng những người, những miền đất tôi đã có một thời chung sống. Đến ngày nay ai còn, ai đã mất, tôi đều không được biết tin. Miền đất nào còn hoang sơ, nguyên vẹn, hay tất cả đã đổi thịt, thay da, tôi cũng chưa có dịp ghé qua, thăm lại. Thấm thoát đã gần 40 năm xa cách, cuộc đời tôi nhiều vật lộn, thăng trầm. Nhưng từ mùa thu năm 2002, có những lúc nỗi niềm trỗi dậy, thúc giục tôi nhớ đến truyện những ngày xưa. Nỗi nhớ, niềm thương cứ xen vào công việc, nên gần 4 năm trôi đi, tôi mới ghi được ngần này. Chừng một vài tên ai đó tôi không còn nhớ ra được, mong kẻ còn, người đã mất, thấu cảnh, thương tình mà đại xá cho tôi. Cúi xin thành tâm kính cáo. Hà Nội, ngày xuân 2006. Khiên Ngưu Tử - Lê Văn Sửu. Lời tựa Tập truyện ngắn “ Những kỷ niệm nghề thuốc nam, châm cứu” này là hồi ký của một người vốn làm nghề Mỹ thuật. Nghề Mỹ thuật của tôi được đào tạo bài bản, chính quy trong một nhà trường danh tiếng đất ngàn năm văn hiến : Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam ( tức trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội ngày nay ). Thủa còn nhỏ, tôi rất ham mê tập vẽ. Từ khi có hoạ sỹ thương binh Ngô Thúc Dung về làng nghỉ dưỡng, ông dạy chữ và dạy vẽ cho chúng tôi, lòng ham mê học vẽ trong tôi càng được nhân lên gấp bội. Năm 1953, khi vừa đủ tuổi đầu quân, tôi nhập ngũ tại Phòng Quân y Sư đoàn 320, định mệnh nghề Y đã bắt đầu dành cho tôi từ đó. Nhưng thật trớ trêu, tôi đâu sớm nhận ra điều ấy. Sau khi hòa bình lập lại, tôi vẫn còn ham muốn nghề vẽ trong lòng. Giải ngũ về quê được chừng một năm rưỡi (1960), tôi đã khăn gói quả mướp lên Hà Nội, thi đậu vào trường Mỹ Thuật Việt Nam. Định mệnh nghề y cứ lặng lẽ bám theo tôi, nó xuất hiện dần dần, từ việc bản thân tôi mắc bệnh vặt, tôi đã tự chữa cho tôi, rồi đến mọi người nhờ tôi chữa bệnh vặt cho họ. Tôi vừa học nghề Mỹ thuật, vừa .
đang nạp các trang xem trước