tailieunhanh - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương X
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương X: Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trình bày các nội dung chính: bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo, vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. | Chương X Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Tôn giáo là một hình thái ý thức - xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến động của điều kiện kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tôn giáo còn tồn tại và có những biến đổi nhất định. Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Vì vậy để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đó có vấn đề tín ngưỡng tôn giáo đang và sẽ có nhiều biểu hiện mới đa dạng phức tạp cần được giải quyết đúng đắn. I. Bản chất nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo a Bản chất của tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của tôn giáo những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh Ph. Ăngghen đã viết Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội văn hóa lịch sử một lực lượng xã hội trần thế. Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối. Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo. ở đây chúng ta chỉ đề cập một dạng tín ngưỡng - đó là tín ngưỡng tôn giáo gọi tắt là tôn giáo . Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng một lực lượng siêu nhiên tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí hư ảo vô hình tác động mạnh đến tâm linh con người trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo. Còn tôn giáo thường được hiểu là một
đang nạp các trang xem trước