tailieunhanh - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương IV

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương IV: Cách mạng xã hội chủ nghĩa trình bày các nội dung chính: Cách mạng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của nó, những điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa Điều kiện chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu, nội dung và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa. | Chương IV Cách mạng xã hội chủ nghĩa I. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của nó 1. Quan niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Theo nghĩa hẹp cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế chính trị văn hóa tư tưởng . để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy theo nghĩa rộng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc. 2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời kìm hãm nó tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C. Mác và Ph. ăngghen đã chỉ rõ Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội . Dưới chủ nghĩa tư bản nhất là từ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN