tailieunhanh - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương VII

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương VII: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa trình bày các nội dung chính: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. | Chương VII Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Lý luận và thực tiễn chứng minh rằng không xây dựng và phát triển nền dân chủ hệ thống chính trị trong đó có nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không thể thực hiện quyền lực quyền dân chủ quyền làm chủ và mọi lợi ích của nhân dân lao động trên thực tế các lĩnh vực của đời sống xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa. I. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1. Quan niệm về dân chủ a Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ Từ trước công nguyên cách đây hàng ngàn năm con người đã biết hợp lực với nhau để sản xuất để chống thiên tai thú dữ và đã tự tổ chức ra những hoạt động chung mang tính xã hội trong đó có việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những người đó nếu họ không thực hiện những quy định chung theo ý nguyện lợi ích chung của cộng đồng. Từ thời Hy Lạp cổ đại khi có ngôn ngữ chữ viết con người đã biết diễn đạt nội dung dân chủ trong xã hội nguyên thuỷ việc cử ra và phế bỏ người đứng đầu là do quyền và sức lực của dân. Khi xã hội có chế độ tư hữu có giai cấp - chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nước lấy tên là nhà nước dân chủ ở Aten Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ thứ VIII đến thứ VI trước công nguyên - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ dân chủ tiếng Hy Lạp cổ gọi là demos đề mô là dân và kratos cratô là quyền lực . Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có quyền lực của dân . Nhưng dân lúc này là dân theo quy định của luật pháp do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô tăng lữ thương gia một số trí thức và người tự do còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được coi là dân. Về thực chất đây là giai cấp tư hữu áp bức bóc lột đầu tiên lập ra nhà nước đã dùng pháp luật và nhà nước của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm nay các giai cấp tư hữu áp bức bóc lột thống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN