tailieunhanh - Ebook Tứ thư bình giải (Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung): Phần 2 - Lý Minh Tuấn

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Tứ thư bình giải (Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung), phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung của hai cuốn Đại học và Trung dung bao gồm: Chu Hy chương cú, Minh Minh đức, chỉ ưa chí thiện, bản mạt, cánh vật trí tri, thành ý, chính tâm tu thân,. nội dung chi tiết. | CHƯƠNG VIII LY LÂU HẠ MÍT Ly Lâu phần sau 1. Ẫf3 Ẳ ix Ẫè o iii F A AAA 0 X X X Ẵ f Mo ầWg lt. Mạnh Tử viết Thuấn sinh ư Chư Phùng thiên ư Phụ Hạ tốt ư Minh Điều Đông di chi nhân dã. Văn Vương sinh ư Kỳ Châu tốt ư Tất Dĩnh Tây di chi nhân dã. Địa chi tương khứ dã thiên hữu dư lý thế chi tương hậu dã thiên hữu dư tuế . Đắc chí hành hồ trung quốc nhược hợp phù tiết. Tiên thánh hậu thánh kỳ quỹ nhất dã. Dịch nghĩa Mạnh Tử nói Vua Thuấn sinh ỏ Chư Phùng dời đến Phụ Hạ mất ỏ Minh Điều là người thuộc miền rợ Đông. Vua Văn Vương sinh ỏ Kỳ Châu mất ỏ Tất Dĩnh là người thuộc miền rợ Tây. Từ đất này đến đất kia có trên nghìn dặm đời nọ sang đời kia có trên nghìn năm. Đạt được chí hướng mà hành động tại Trung quốc dường như mảnh thẻ tre làm tin kết với nhau. Thánh trước thánh sau đường lối của hai ngài là một. BÌNH GIẢI Vua Thuấn là người miền rợ Đông Văn Vương là người miền rợ Tây cả hai đều không phải là những người gốc ở Trung quốc. Ngày xưa người Trung quốc vẫn có thành kiến cho những người ở miền cực bắc cực nam cực đông cực tây đều là những giống dân man di mọi rợ kém văn hoá thiếu lễ nghĩa Bắc địch Nam man Đông di Tây nhung . Tuy nhiên vua Thuấn và Văn Vương mặc dầu sinh ở hai miền đất xa cách nhau trên một nghìn dặm sống ở hai thời đại cách nhau trên một nghìn năm khoảng năm 2206 và năm 1072 trước Công nguyên đều là những người mang tiếng mọi rợ nhưng lại là hai vị thánh vương của Trung quốc vào thời cổ. 758 MẠNH TỬ Đường lối cai trị của hai ngài giống nhau như hai mảnh tre dùng làm tin của cùng một phù tiết vậy. Phù tiết là một phiến tre để làm tin. Người xưa muốn kết ước với nhau thì viết chữ trên phiến tre ấy rồi chẻ đôi ra thành hai mảnh mỗi bên giữ một mảnh. Một thời gian sau hai bên xa cách. Khi hai người hay hậu duệ của hai người gặp lại nhau cùng đem hai mảnh tre ghép lại thấy dấu vết in khít cả hai sẽ cùng nhận ra nhau đã từng kết ước rồi cùng thực hiện điều kết ước. Đường lối cai trị của vua Thuấn và Văn Vương ăn khớp với nhau như hai mảnh tre của một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN