tailieunhanh - Ảnh hưởng của các điều kiện lên men lên khả năng sinh chất kháng sinh kháng nấm fusarium oxysporum của hai chủng xạ khuẩn streptomyces hygroscopicus HD58

Bài viết này tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện lên men đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh thối cổ rễ ở tực vật của hai chủng xạ khuẩn Streptomyces cyaneogriceus HD54 và S. hygroscopicus HD58 phân lập từ mẫu đất ở Việt Nam. | 29 1 89-94 Tạp chí SINH HỌC 3-2007 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỂU KIỆN LÊN MEN LÊN KHẢ NĂNG SINH CHẤT KHÁNG SINH KHÁNG NẤM FUSARIUM OXYSPORUM CỦA HAI CHỦNG XẠ KHUAN STREPTOMYCES CYANEOGRICEUS HD54 VÀ STREPTOMYCES HYGROSCOPICUS HD58 Ở Việt Nam một nước nhiệt đới nóng ẩm các bệnh do nấm gây ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng. Việc sử dụng thuốc hóa học để ưừ nấm thường là độc nếu thuốc còn tồn dư trong đất nước và nông sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người gây ô nhiễm môi trường sống và làm mất cân bằng sinh thái. Vì vậy đấu tranh sinh học Biocontrol chống bệnh ở thực vật đã được Hội nghị tư vấn khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FAO năm 1992 khẳng định là nển tảng của Chương trình quản lý thống nhất các bệnh dịch. Một trong các biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng một hay nhiều loại vi sinh vật để kiềm chế bệnh ở thực vật sinh ra từ đất 4 5 6 . Ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật 2 . Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện lên men đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng sinh chất kháng sinh kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh thối cổ rễ ở thực vật của hai chủng xạ khuẩn Streptomyces cyaneogrìceus HD54 và s. hygroscopicus HD58 phân lập từ mẫu đất ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 1. Vi sinh vật - Hai chủng xạ khuẩn s. cyaneogriceus HD54 và s. hygroscopicus HD58 được phân lập từ mẫu đất ở tỉnh Hải Dương 1 . . LÊ THỊ THANH XUÂN Viện Công nghệ sinh học TĂNG THỊ CHÍNH Viện Công nghệ môi trường - Nấm Fusarium oxysporutn Fo47 được nhân từ phòng Công nghệ lên men - Viện Cồng nghệ sinh học là loài nấm gây bệnh thối cổ rễ ở thực vật. 2. Môi trường Grauze 1 A-4 A-4H A-9 A-12 Czapek Czapek-Dox. 3. Phương pháp - Xác định hoạt tính kháng sinh 2 . - Định lượng kháng sinh theo bảng xác định hoạt tính sinh học của các chất kháng sinh của Dmitrieva 3 . - Xác định chất kháng sinh nội bào ngoại bào 2 lấy 10 ml dịch nuôi cấy để ly .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN