tailieunhanh - Ảnh hưởng của đường, sự trao đổi khí và giá thể lên sự sinh trưởng của cây dâu tây (Fragaria ananassa duch.) con in vitro và tỷ lệ sống của cây Dâu tây con ex vitro

Mục đích của nghiên cứu này là so sánh khả năng sinh trưởng (trọng lượng cây, diện tích lá, số lá mới, tỷ lệ nhiễm in vitro và tỷ lệ cây sống ex vitro), hệ số quang hợp thuần, hàm lượng clo-rô-phin và tỷ lệ sống của cây dâu tây con sau ống nghiệm trong điều kiện nuôi cấy mô truyền thống và nuôi cấy mô quang tự dưỡng. | 30 2 45-49 Tạp chí SINH HỌC 6-2008 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG sự TRAO Đối KHÍ VÀ GIÁ THÊ LÊN sự SINH TRƯỞNG CỦA CÂY DÂU TÂY FRAGARIA ANANASSA DƯCH. CON IN VITRO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY DÂU TÂY CON EX VITRO Cây dâu tây Fragaria ananassa Duch. thuộc họ Hoa hồng Rosaceae có rất nhiểu ứng dụng như thân lá và rễ được dùng làm thuốc chữa bênh an thần trái làm thực phẩm hương liệu và làm rượul I. Dâu tây thường được nhân giống bằng cách tách tia runner và tách cây con. Tuy nhiên các phương pháp này không cung cấp được số lượng lớn cây con đồng nhất và có chất lượng cao. Nuôi cấy mô quang tự dưỡng là phương pháp nhân giống hiện nay được nhiều người quan tâm nhằm tạo ra cây con có chất lượng đóng đều và giảm được tỷ lệ cây con chết ở giai đoạn vườn ươm. Các công trình nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các cây cấy mồ chồi và mẫu cấy ìn vitro đều có khả năng quang hợp và phát triển khả năng quang hợp theo kiểu tự dưỡng như cây bên ngoài tự nhiên. Tuy nhiên khả năng quang hợp và sinh trưởng của cây in vitro bị hạn chế bởi hàm lượng khí CO2 cung cấp cho cây trong bình nuôi cấy trong suốt thời gian chiếu sáng 1-3 . Sự sinh trưởng của cây in vitro của hồ điệp 4 dâu tây 5-7 khoai tây 8 trong điều kiện khồng đường mạnh hơn trong điều kiện có đường. Nuôi cấy mô trên môi trường không đường đã cải tiến được sự sinh trưởng của cây in vitro giảm được tỷ lệ tạp nhiễm và chi phí chàm sóc trong nhà ươm 9 10 . Một sô nghiên cứu khác vể sự bổ sung giá thể và sự trao đổi khí cũng đã cải tiến được sự phát triển của hê thống của rễ cây cấy mô 11-15 . Những nghiêu cứu trên đã mở ra một ý tưởng cần một hệ thống nhân giống vô tính ìn vitro nhằm tạo ra cầy dâu tây có chất lượng cao đổng thời giảm tỷ lê chết của cây con ở giai đoạn ex vitro. NGUYỄN TRÍ MINH Phân viện Sinh học tại Đà Lạt NGUYỄN THỊ QUỲNH Viện Sình học nhiệt đới Mục đích của nghiên cứu này là so sánh khả năng sinh trưởng trọng lượng cây diện tích lá số lá mới tỷ lê nhiêm ỉn vitro và tỷ lệ cây sống ex vitro hệ sô quang hợp thuần hàm lượng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN