tailieunhanh - Tiểu luận: VỤ TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA BIỂN AEGEAN GIỮA HI LẠP VÀ THỔ NHĨ KỲ
Bản đồ khu vực Biển Aegean Vụ việc mở đầu bằng sự kiện: vào ngày 1/11/1973, thông qua cơ quan ngôn luận của mình, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) đã cho phép công ty khai thác dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ được khai thác dầu trên 27 khu vực ở thềm lục địa biển Aegean. Theo như tuyên bố này, các tàu của Thổ Nhĩ Kỳ có thể thăm dò và khai thác nguồn dầu mỏ ở vùng thềm lục địa nằm giữa địa phận hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Hi Lạp. Sau đó, ngày 7/2/1974, chính phủ. | rwi Tiêu luận VỤ TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA BIỂN AEGEAN GIỮA HI LẠP VÀ THỔ NHĨ KỲ Bản đồ khu vực Biển Aegean Vụ việc mở đầu bằng sự kiện vào ngày 1 11 1973 thông qua cơ quan ngôn luận của mình chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ TNK đã cho phép công ty khai thác dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ được khai thác dầu trên 27 khu vực ở thềm lục địa biển Aegean. Theo như tuyên bố này các tàu của Thổ Nhĩ Kỳ có thể thăm dò và khai thác nguồn dầu mỏ ở vùng thềm lục địa nằm giữa địa phận hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Hi Lạp. Sau đó ngày 7 2 1974 chính phủ Hi Lạp đã gửi Công hàm cho Thổ Nhĩ Kỳ đặt câu hỏi về giá trị của tuyên bố trước đó từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và chính thức bày tỏ quan điểm về quyền chủ quyền của Hi Lạp với khu vực mà trong tuyên bố của mình Thổ Nhĩ Kỳ đã cho là những khu vực mà họ có quyền khai thác dầu. Cùng là khu vực thềm lục địa Biển Egee cả Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều tuyên bố chủ quyền của mình. Vấn đề đã thực sự nảy sinh. Thời gian tiếp sau đó hai nước liên tục trao đổi các Công hàm thể hiện quan điểm của vấn đề này. Hi Lạp không ngừng tuyên bố những khu vực đó là vùng thêm lục địa của mình vì thế Thổ Nhĩ Kỳ không được phép đưa tàu vào thăm dò và khai thác tài nguyên ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ thì khẳng định những khu vực đó là vùng thềm lục địa của mình đồng ý cho các tàu của Thổ vào khai thác nguồn dầu mỏ ở đây. Sau thời gian bày tỏ quan điểm của mình bằng các công hàm hai nước đã quyết định là giải quyết mâu thuẫn này bằng con đường ngoại giao đàm phán. Kể từ năm 1975 hai nước đã có những cuộc tiếp xúc với các đại diện là đại sứ. Thổ Nhĩ Kỳ giữ quan điểm giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải trong khi Hi Lạp đề nghị đưa vấn đề phân định biên giới trên vùng thềm lục địa biển Aegean lên Tòa án Công lý quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị rằng các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước nên được tổ chức. Với đề nghị này Hi Lạp đồng ý với yêu cầu trong những cuộc gặp cấp cao thời gian tới hai nước sẽ cùng nhau thống nhất đưa ra một thỏa thuận đặc biệt special agreement để đệ trình vấn đề này lên tòa án ICJ. Cuộc gặp cấp
đang nạp các trang xem trước