tailieunhanh - Giáo trình Kiến thức thương mại điện tử: Phần 2 - TS. Nguyễn Đăng Hậu

Giáo trình kiến thức thương mại điện tử phần 2 từ chương 5 đến chương 9, trong phần này giáo trình tập trung trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ sở pháp lý cho việc phát triển thương mại điện tử, vấn đề bảo mật an ninh trên mạng, vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử cũng được đề cập và phân tích hết sức tỉ mỉ. Chương cuối trình bày vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam về thương mại điện tử. Với lượng kiến thức phong phú, đa dạng giáo trình sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu môn thương mại điện tử. | này đã chỉ ra rằng những nhân tố thành công của các sản phẩm nhất định bao gồm các yếu tố thương hiệu mạnh sản phẩm đặc trưng và chào giá cạnh tranh. Chương 5 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai Thương mại điện tử. Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh thương mại. Tuy nhiên nguy cơ gặp những rủi ro quá trình giao dịch là có nên đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Hơn thế nữa thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ. Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ Chương trình hành động chung mà khối này đã đưa ra về thực hiện Thương mại phi giấy tờ vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển. Việt nam cũng tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử mà các nước trong khối đã thông qua. Chính vì thế chúng ta phải đáp ứng những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.