tailieunhanh - Tiểu luận: Quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia Thực tiễn một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia chủ yếu thể hiện qua quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như việc áp dụng điều ước quốc tế ở quốc gia đó. Đây là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý hiện đại. Những luận điểm cơ bản là: 1. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống pháp luật hay là hai hệ thống khác nhau . | Tiểu luận Quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia Thực tiễn một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia 1 Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia chủ yếu thể hiện qua quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như việc áp dụng điều ước quốc tế ở quốc gia đó. Đây là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý hiện đại. Những luận điểm cơ bản là 1. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống pháp luật hay là hai hệ thống khác nhau 2. Các quy phạm ĐƯQT có vị trí thế nào trong tương quan so sánh với pháp luật quốc gia 3. Điều ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp hay được thong quá quá trình chuyển hoá ĐƯQT vào pháp luật quốc gia. Đối với những vấn đề trên mỗi quốc gia đều có những qui định riêng tuy nhiên về tổng thể dựa trên cách ứng xử của các quốc gia người ta thường chia thành 4 nhóm nước nước thông luật nhóm nước dân luật. nhóm nước nhóm nước xã hội chủ nghĩa cũ nóm nước đang phát triển. Dưới đây sẽ tìm hiểu quan điểm của các nhóm nước về điều ước quốc tế thông qua phân tích một số nước đại diện. 1 Nhóm nước thông luật đại diện nước Anh UK a. Quan hệ thứ bậc Về cơ bản có hai trường phái về quan hệ thứ bậc giữa ĐƯQT và luật quốc gia trường phái nhất nguyên coi pháp luật quốc tế và luật quốc gia 2 là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống trong khi trường phái nhị nguyên cho rằng đây là hai hệ thống tách biệt hoàn toàn và chỉ có mối quan hệ trong một chừng mực nhất định. Cùng trong nhóm thông luật nhưng nếu như Mỹ theo trường phái nhất nguyên dung hoà thì UK lại theo trường phái nhị nguyên dung hoà. Chủ nghĩa nhị nguyên dung hoà xuất phát từ chỗ tách biệt cơ bản hai hệ thống pháp luật là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế nhưng không phủ nhận khả năng xung đột giữa hai hệ thống này. Cả hai hệ thống luật có các quy định dựa vào nhau dẫn chiếu nhau hoặc chuyển hoá các quy phạm từ hệ thống pháp luật này đến hệ thống pháp luật .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN