tailieunhanh - ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI
Đối ngoại: Quan hệ với bên ngoài nói chung. Rộng hơn ngoại giao (quốc gia, tập thể, cá nhân, đơn vị, đảng, các tổ chức, ). Ngoại giao: Chỉ nói nhà nước; thiết lập các quan hệ, cao nhất là đại sứ quán, thấp là cơ quan đại diện (công sứ quán). | ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI Nguyễn Văn Trang 1- BỐ CỤC BÀI GIẢNG PHẦN I: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1986 ĐLĐN từ năm 1945 đến năm 1975 ĐLĐN từ năm 1975 đến năm 1986 PHẦN II: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QuỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI Hoàn cảnh lịch sử và qúa trình hình thành đường lối. Nội dung đường lối. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân. 2 - MỘT SỐ KHÁI NIỆM biệt đối ngoại và ngoại giao - Đối ngoại: Quan hệ với bên ngoài nói chung. Rộng hơn ngoại giao (quốc gia, tập thể, cá nhân, đơn vị, đảng, các tổ chức, ). - Ngoại giao: Chỉ nói nhà nước; thiết lập các quan hệ, cao nhất là đại sứ quán, thấp là cơ quan đại diện (công sứ quán). Ví dụ: Đại diện nhà nước ta đi Vatican trong năm 2009 vừa rồi. Giáo hoàng Bénédit có xin lỗi nhà nước Việt Nam về một số hoạt động vượt quá khuôn khổ qui định của nhà nước Việt Nam. Nếu không có gì, năm nay ta có đại sứ ở nước chúa Vatican và ở ta có công sứ quán của Vatican Chiến tranh + Chiến tranh nóng: diễn ra bằng lực lượng vũ trang. + Chiến tranh lạnh: không diễn ra bằng lực lượng vũ trang nhưng mức độ ác liệt có khi không kém. Thời điểm bắt đầu: sau 1945 khi xuất hiện 2 hê thống xã hội (trật tự 2 cực). Thời điểm kết thúc: năm 1991 khi hệ thống CNXH sup đổ. Trật tự mới Sau khi “trật tự 2 cực” không còn. Có ý cho rằng trật tự mới là “nhất siêu, đa cường”, ý khác cho rằng khuynh hướng đa cực nổi lên, ý khác “đấu tranh đơn cực và đa cực” Kết luận: Trật tự mới chưa xuất hiện, nó đang vận động để hình thành. . Quan hệ quốc tế Quan hệ song phương: Trực tiếp giữa quốc gia này với quốc gia khác. Quan hệ đa phương: Giữa quốc gia với các nước, các tổ chức quốc tế, Đa dạng hóa: Quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đa phương hóa: Quan hệ nhiều chiều, nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. . Quan hệ đối tác: Quan hệ bậc cao trong quan hệ quốc tế. - Bình thường hóa → Thiết lập quan hệ ngoại giao → Quan hệ đối tác. Quan hệ đối tác đi vào chiều sâu các quan hệ. - Đối tác toàn diện (thấp) như Việt – Úc, Việt – EU. Đối tác xây dựng như Việt – Mỹ. - Đối tác chiến lược (cao) như Việt-Nga, Việt-Ấn, Việt-Hàn, Việt-Nhật. - Đại hội IX của Đảng (2001) xuất hiện khái niệm này - Trung Quốc: Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt nam . Ngoài ra còn quan hê đặc biệt (như Việt-Lào) . Vùng lảnh thổ: Chưa được coi là quốc gia. Ví dụ: Đài Loan (ta có văn phòng đại diện ở Đài Bắc, không lập đại sứ quán Đài Loan ở Việt Nam). động đối ngoại của Đảng, Nhà nước hoặc của nhân dân: Chủ thể đối ngoại là Đảng, là Nhà nước hoặc là nhân dân . 2. 7. Các vị bộ trưởng ngoại giao Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến nay Hồ Chí Minh (từ 2/9/1945 đến 2/3/1946, và từ 3/11/1946 đến tháng 3/1947) Nguyễn Tường Tam (từ 2/3/1946 đến tháng 5/1946) Hoàng Minh Giám (từ tháng 3/1947 đến tháng 4/1954) Phạm Văn Đồng (từ tháng 4/1954 đến tháng 2/1961) Ung Văn Khiêm (từ tháng 2/1961 đến 30/4/1963) Xuân Thủy (từ 30/4/1963 đến tháng 4/1965) . Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 4/1965 đến tháng 2/1980) Nguyễn Cơ Thạch (từ tháng 2/1980 đến tháng 7/1991, trước đó, từ tháng 5/1979 là Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao hàm Bộ trưởng) Nguyễn Mạnh Cầm (từ tháng 8/1991 đến 28/1/2000) Nguyễn Dy Niên (từ 28/1/2000 đến tháng 6/2006) Phạm Gia Khiêm (từ tháng 6/2006 đến nay) . Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình Bộ trưởng Biệt phái tại Bộ Ngoại giao Võ Đông Giang (từ tháng 3/1983 đến 1987) CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ BÀI GIẢNG KẾT THÚC
đang nạp các trang xem trước