tailieunhanh - THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU Huỳnh Thế Du Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong quá trình phát triển hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang áp dụng các mô hình xử lý nợ khác nhau. Có nước thành công có nước không thành công. Nguyên nhân tạo ra sự khách biệt là gì Để trả lời câu hỏi này bài viết xin đề cập đến thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ và đưa ra những nguyên nhân được các nhà nghiên cứu coi là quan trọng nhất. Trước khi đi vào mô hình của từng quốc gia hay nhóm quốc gia cụ thể chúng ta cùng xem qua hai mô hình xử lý nợ chính đó là mô hình xử lý nợ tập trung và mô hình xử lý nợ không tập trung Centralized and Decentralized Model . Mô hình xử lý nợ tập trung điển hình là mô hình của Hoa Kỳ Đây là mô hình mà nhà nước sẽ đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc thành lập ra cơ quan xử lý nợ quốc gia thường là công ty xử lý nợ quốc gia . Cơ quan này có trách nhiệm chính trong việc xử lý tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được chuyển giao từ các tổ chức tài chính. Ưu điểm của mô hình xử lý nợ tập trung là tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô với khối lượng tài sản lớn nên có thể chứng khoán hoá một cách dễ dàng sở hữu tập trung các loại tài sản thế chấp tạo ra áp lực cho các con nợ và quản lý hiệu quả hơn phá vỡ quan hệ ràng buộc giữa ngân hàng và các doanh nghiệp điều này sẽ tạo ra những khoản vay mới hiệu quả hơn cho phép các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh cải thiện các triển vọng cho việc cơ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN