tailieunhanh - Tài liệu về Bộ luật dân sự 2005
Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của. | BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 Ngày 27-6 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Dưới đây là toàn văn bộ luật m ới này. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 Bộ luật này quy định về dân sự. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương I NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC của bộ luật dân sự Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân pháp nhân chủ thể khác quyền nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự hôn nhân và gia đình kinh doanh thương mại lao động sau đây gọi chung là quan hệ dân sự . Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức lợi ích của Nhà nước lợi ích công cộng bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự 1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác. 2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Điều 3. Áp dụng tập quán quy định tương tự của pháp luật Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này. Chương II NHỮNG .
đang nạp các trang xem trước