tailieunhanh - Pháp luật đại cương
Một số quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nước . Thuyết thần học: Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do vậy, Nhà nước là do lực lượng siên nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu. . Thuyết gia trưởng: các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng chứng minh rằng. | Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC I. NGUÔN GỐC NHÀ NƯỚC 1. Một số quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nước . Thuyết thần học Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do vậy Nhà nước là do lực lượng siên nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu bất biến và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu. . Thuyết gia trưởng các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng chứng minh rằng Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình . Thuyết khế ước xã hội thuyết hợp đồng Đến khoảng thế kỷ 16 17 18 đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về nguồn gốc Nhà nước. Đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho rằng sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm của một khế ước hợp đồng được ký kết trước hết là giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Vì vậy nhà nước phản ảnh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ bảo vệ lợi ích của họ xã hội. Tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin 1530-1596 Mongtetxkiơ 1689-1775 Jean Jaccuen Roussou 1712-1778 . Theo Điđơro trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ bị mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. Vì vậy thuyết khế ước xã hội thật sự trở thành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn. Nhưng học thuyết này vẫn có hạn chế căn bản vì vẫn giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm coi nhà nước thành lập do ý muốn nguyên vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước .
đang nạp các trang xem trước