tailieunhanh - Kinh tế biển-Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế

Với ba mặt giáp Biển Đông, Việt Nam ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này ? Theo “Chiến lược biển đến năm 2020”, | Kinh tế biển Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế Với ba mặt giáp Biển Đông Việt Nam ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao và làm gì để thoát khỏi tình trạng này Theo Chiến lược biển đến năm 2020 kinh tế biển được xác định gồm một số ngành hải sản dầu khí vận tải biển dịch vụ cảng biển đóng tàu và du lịch biển. Trong số này tới nay chưa một ngành nào tận dụng được hết tiềm năng của một quốc gia ven biển có nhiều lợi thế như Việt Nam trừ dầu khí thì lại là tài nguyên không thể phục hồi . Tổng giá trị kinh tế thu được từ biển chỉ chiếm 12 GDP còn rất xa mới đạt tới mức trên 50 GDP như Chiến lược biển đến năm 2020 đề ra. Những khó khăn chủ yếu có thể nêu ngay là thiếu tư duy kinh tế biển trong quản lý vĩ mô sự hạn chế về trình độ kỹ thuật - công nghệ - phương tiện khai thác cũng như một thực tế là nhiều vùng biển trong khu vực đang bị tranh chấp gây khó khăn cho chiến lược khai thác biển của ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh này hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển. Hạn chế tranh chấp bằng con đường hợp tác quốc tế Biển Đông là một trong 6 biển lớn nhất thế giới nối Thái Bình Dương với Ản Độ Dương và được chia sẻ giữa 9 quốc gia Việt Nam Trung Quốc Philippines Indonesia Brunei Malaysia Singapore Thái Lan và Campuchia. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế với 5 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất đi qua. Về tài nguyên Biển Đông có hơn loài cá trong đó hàng trăm loài thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới cùng một lượng chưa xác định cấu trúc dầu khí và mỏ khoáng sản. Vì vị trí hết sức đặc biệt và tiềm năng kinh tế lớn của nó nên Biển Đông là một trong những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất thế giới. Nói không quá không khí chính trị giữa các nước nhiều khi bị đấy tới mức căng thẳng chỉ vì vấn đề Biển Đông. Nhưng cũng chính vì thế mà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN