tailieunhanh - Báo cáo " Bàn về quy chế điều chỉnh bán khống và mua chứng khoán trên cơ sở tín dụng "

Bàn về quy chế điều chỉnh bán khống và mua chứng khoán trên cơ sở tín dụng Điều này là do các hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, truyền thống, tín ngưỡng khác nhau, vì vậy, nội dung cũng như cách thức tác động của chúng đến các quan hệ xã hội là khác nhau. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN VỀ QUY CHÊ ĐIỀU CHỈNH BÁN KHỐNG VÀ MUA CHỨNG KHOÁN TRÊN Cơ sở TÍN DỤNG Luật pháp điều chỉnh chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nước thường có các điều khoản chống gian lận và lừa đảo trên thị trường chứng khoán. Nghị định số 48 1998 NĐ-CP ngày 11 7 1998 Nghị định 48 1998 của Việt Nam cũng dành chương VIII quy định về các hành vi bị cấm và hạn chế. Những quy định này mới được xây dựng lần đầu nên còn nhiều vấn đề cần được tranh luận nhằm hoàn thiện. Bài viết này đề cập hai vấn đề là quy chế điều chỉnh bán khống và mua chứng khoán trên cơ sở tín dụng. 1. Quy chế điều chỉnh bán khống Điều 69 Nghị định 48 1998 với tiêu đề Bán khống quy định Cấm mọi tổ chức cá nhân bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch . Thuật ngữ Bán khống mặc dù được sử dụng ngay ở tiêu đề của điều khoản nhưng không hề được giải thích trong nội dung của nó cũng như trong phần Giải thích thuật ngữ tại Điều 2 Nghị định 48 1998. Quyết định số 79 2000 QĐ-UBCK ngày 29 12 2000 Quyết định 79 2000 ban hành Quy chế thành viên niêm yết công bố thông tin và giao dịch chứng khoán Quyết định số 50 2003 QĐ-BTC ngày 15 4 2003 Quyết định 50 2003 sửa đổi một số điều của Quyết định số 79 2000 cũng không làm sáng tỏ thêm về thuật ngữ trên. 1 TS. NGUyẾN THỊ ÁNH VÂN Dựa vào nội dung khá cô đọng của Điều 69 Nghị định 48 1998 có thể hiểu về thuật ngữ bán khống được sử dụng ở đây là bán chứng khoán khi người bán không sở hữu chứng khoán đó vào thời điểm giao dịch. Tuy nhiên đến đây lại vấp phải trở ngại nữa là liệu trong những trường hợp nào thì người bán chứng khoán được coi là sở hữu chứng khoán. Có lẽ khó có thể chỉ đơn thuần dựa vào các yếu tố cấu thành quyền sở hữu quy định trong Bộ luật dân sự để xác định quyền sở hữu đối với chứng khoán được giao dịch vì chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt. Tính chất đặc biệt đó là ở chỗ người mua chứng khoán không nhằm chiếm hữu chứng khoán đó để khai thác giá trị sử dụng như khi mua đa số các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.