tailieunhanh - Báo cáo " Thể chế trọng tài kinh tế, thương mại Việt Nam - quá trình phát triển và hội nhập quốc tế "

Thể chế trọng tài kinh tế, thương mại Việt Nam - quá trình phát triển và hội nhập quốc tế Khi đó, các chủ thể không thể xử sự theo ý chí chủ quan của mình mà phải thực hiện theo những quy tắc nhất định của xã hội. Bằng các phương tiện điều chỉnh, xã hội xác định cho các cá nhân, tổ chức những hành vi được thực hiện, không được thực hiện, phải thực hiện trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl THỂ CHẾTRỌNG TÀI KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -QUÁ TRÌNH PHÁT TRlỂN và hội nhập quốc tế Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất là trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên so với các nước khác ở khu vực và trên thế giới thì thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam lại có quá trình phát triển mang tính đặc thù. Ngày 25 2 2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng ghi nhận bước phát triển mới của thể chế trọng tài trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. Bài viết này đề cập các bước phát triển chủ yếu của thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn và những điểm mới của nó với tư cách là thể chế về trọng tài thương mại. I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1. Trước năm 1960 Trước năm 1960 ở Việt Nam chưa có sự phân định việc giải quyết tranh chấp kinh tế và tranh chấp tài sản nói chung. Tuy nhiên từ năm 1956 cũng đã manh nha cơ chế giải quyết riêng đối với tranh chấp kinh tế thông qua việc Nhà nước ban hành Điều lệ tạm thời số 735 Ttg ngày 10 4 1956 về hợp đồng kinh doanh. 2. Từ năm 1960 - 1994 Đây là giai đoạn song song tồn tại hai hệ thống trọng tài trên lĩnh vực kinh tế đối nội TS. TRẦN THÁI DƯƠNG và đối ngoại trong khi không có toà kinh tế. . Hệ thống trọng tài kinh tế nhà nước Nghị định số 04 Ttg ngày 04 01 1960 đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế từ đó ở Việt Nam bắt đầu hình thành hệ thống trọng tài nhà nước về kinh tế. Thể chế trọng tài kinh tế nhà nước được xác lập bởi hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 20 Ttg ngày 14 01 1960 Nghị định số 94 CP ngày 10 6 1965 Nghị định số 75 CP ngày 14 4 1975 Nghị định số 24 CP ngày 10 8 1984. Đến Pháp lệnh trọng tài kinh tế nhà nước được ban hành ngày 10 01 1990 thì thể chế trọng tài kinh tế nhà nước ở Việt Nam đã phát triển đến điểm cực thịnh. Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh này thì trọng tài kinh tế nhà nước có chức năng cơ bản là quản lí nhà nước về hợp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.