tailieunhanh - Báo cáo " Vấn đề "tình tiết hình sự" trong bộ luật Hình sự "
Vấn đề "tình tiết hình sự" trong bộ luật Hình sự Chẳng hạn, theo pháp luật phong kiến Việt Nam, hành vi sinh con thứ ba trở lên không phải là hành vi pháp luật, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật.(5) Đối với hành vi đạo đức, điều này cũng hoàn toàn tương tự. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl VẤN ĐỂ TÌNH TIẾT HỈNH sự TRONG BỘ LUẬT HÌNH sự NGUyỄN VÀN HƯƠNG 1. Khái quát chung Từ tình tiết được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngôn ngữ hàng ngày trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà còn được sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực pháp luật. Khái niệm tình tiết hình sự chúng tôi nêu trong bài viết này chỉ bao gồm những tình tiết có ý nghĩa hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự BLHS . BLHS năm 1999 bao gồm 344 điều luật thì đã có 12 điều luật với 25 lẩn sử dụng thuật ngữ này. BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 1985 còn dành riêng hai điều luật quy định về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự TNHS . Như vậy tình tiết hình sự bao gồm những nội dung gì Trong BLHS các tình tiết giảm nhẹ TNHS Điều 46 và các tình tiết tăng nặng TNHS Điều 48 với sự quy định chưa đẩy đủ đã có tới 66 tình tiết chưa kể trong các điều luật về các tội phạm cụ thể còn quy định nhiều tình tiết định khung hình phạt khác nhau. Hành vi được xác định là tội phạm thì các tình tiết biểu hiện của nó phải được làm rõ để xác định tính chất mức độ nguy hiểm để xử lí một cách thoả đáng. Hon nữa khi quyết định hình phạt toà án . cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhân thân người phạm tội các tình tiết giảm nhẹ và táng nặng TNHS Điều 45 BLHS . Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thực chất là việc xem xét và đánh giá các tình tiết tạo nên tính nguy hiểm của tội phạm. Những tình tiết đó có thể là tình tiết thuộc về hành vi phạm tội thuộc về đối tượng tác động của tội phạm thuộc về nhận thức thái độ của người phạm tội đối với việc phạm tội thuộc về những đặc điểm riêng biệt phẩm chất cá nhân của người phạm tội. Những tình tiết đó có thể được quy định là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS khoản 1 Điều 46 và khoản 1 Điều 48 BLHS . Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS thì . Toà án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ. . Như vậy để hiểu và vận dụng đúng thì cẩn có
đang nạp các trang xem trước